Văn hóa thờ cúng tổ tiên luôn là nét đẹp được cha ông ta được gìn giữ qua nhiều thế hệ và có những nguyên tắc để bày trí bàn thờ cúng không chỉ tạo nên sự hài hòa, cân đối mà còn tạo nên phong thủy tốt cho gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc. Một trong những nguyên tắc bài trí trên bàn thờ cúng gia tiên được nhiều người biết đến là “Đông bình tây quả”, tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguyên tắc này và cách áp dụng nguyên tắc này trên bàn thờ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho quý gia chủ hiểu rõ hơn về nguyên tắc này.

Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.
Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.

>> Xem ngay: Bốc bát hương vào tháng nào trong năm đem lại may mắn?

1. Đông bình tây quả là gì?

Đông bình Tây quả là quy tắc khi đặt lễ vật lên bàn thờ, bình hoa đặt ở hướng Đông còn hoa quả đặt ở hướng Tây (mang ý nghĩa thuận theo trời đất). Theo quy luật tự nhiên, mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn đằng Tây, một cái cây khỏe mạnh phải ra hoa rồi mới kết quả. Đây là quy tắc đã có từ lâu đời mang ý nghĩa tốt đẹp được ông cha ta truyền lại.

2. Ý nghĩa của câu đông bình tây quả

Từ xa xưa, câu nói “Đông bình Tây quả” trong thờ cúng mang nhiều ý nghĩa quan trọng như:

2.1 Dựa trên hướng Nam là hướng chính

Ông cha ta cho rằng, hướng Nam được xem là hướng chính, vì thế la bàn cũng được gọi là “kim chỉ nam”. Bàn thờ gia tiên cũng được bày trí hướng ra cửa chính và lấy hướng Nam để bày trí.

Vì thế, khi ta quay mặt vào hướng Nam thì tay trái là hướng Đông, tay phải là hướng Tây, sau lưng là hướng Bắc. Còn trong bàn thờ nhìn ra, bên trái ông bà sẽ là hướng Đông còn bên phải là hướng Tây.

Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.
Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.

>> Xem ngay: Hướng dẫn cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách.

Trong đó:

  • Hướng Đông: Bình hoa tượng trưng cho mùa xuân đơm hoa, cây cối sinh sôi.
  • Hướng Tây: Mâm ngũ quả tượng trưng cho mùa Thu – Thu liễm – Mùa kết trái ngọt.

2.2 Hướng Nam là hướng gió hoà

Một giải thích khác cho câu nói “Đông bình Tây quả” là theo tích xưa. Khi đó, các Tân Vương và tổ tiên người Việt làm nhà đều quay mặt ra hướng Nam vì hướng gió hòa, ít bão cát.

Bình hoa khi để hướng Đông sẽ có gió thoảng mùi hương lên bài vị. Còn trái cây khi để hướng Tây thì hơi ấm đèn làm quả ngọt hơn, trái cây thơm hơn, thuận tiện cho “ông bà” tiện dùng món. Tuy nhiên, kể từ khi mọi người làm nhà xoay tứ phía, thì việc bày trí bàn thờ cũng có chút thay đổi theo.

2.3 Những cách giải thích khác

Ngoài ra, ý nghĩa Đông đặt bình, Tây đặt quả còn được hiểu là Biển Đông ăn sâu vào máu thịt người Việt, khi nhìn vào bản đồ, phía Đông ở bên phải, là hướng thuận lợi, nhận được linh khí nên thích hợp đặt hoa.

Còn có giải thích khác phù hợp với ngày nay hơn, là dù nhà xây hướng nào cũng đều coi là hướng Nam – Hướng trước mặt bàn thờ. Còn hướng Bắc là sau lưng bàn thờ, bên trái bàn thờ là phía Đông, bên phải phía Tây. Hoa đặt bên phải, quả đặt bên trái.

3. Ứng dụng của đông bình tây quả khi bài trí bàn thờ

Vào những ngày lễ tết hay các ngày rằm hầu như gia đình nào cũng sửa soạn, trang trí bàn thờ gia tiên sao cho trang trọng, tinh tế và thể hiện rõ nhất sự tôn kính đối với tổ tiên, thần linh của nhà mình. Vậy thì câu hỏi đặt ra là dùng cách nào để sắp xếp bàn thờ cho đúng quy tắc chính xác nhất. Thì “ Đông Bình Tây Quả “ là quy tắc được ứng dụng trong việc bày trí bàn thờ theo hướng chính xác nhất từ xưa đến giờ theo nguyên tắc phong thủy.  

Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.
Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.

>> Xem ngay: Có nên thắp hương hàng ngày không? 

  • Đặt bình hoa: Bình hoa vào đầu tháng, ngày rằm, lễ tết phải là hoa tươi mới.
  • Đặt mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả phải có đủ 5 loại quả khác nhau tùy theo vùng miền và đặt ở tay phải của các cụ (bên trái con cháu). Có như vậy, tay các cụ mới tiện dùng vật cúng.

Cách bài trí này thể hiện sự tôn kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa may mắn, bình an cho gia đình trong phong thủy.

Cách bài trí này thể hiện sự tôn kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa may mắn, bình an cho gia đình trong phong thủy.

4. Bình hoa được đặt bên nào trên bàn thờ tổ tiên

Đông Bình Tây Quả được áp dụng trong cách đặt bình hoa trên bàn thờ. Theo các chuyên gia tâm linh, từ xa xưa bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở giữa căn nhà hướng Nam, bình hoa đặt bên trái bàn thờ ( phía Đông) để khi có gió Đông, Đông Nam thổi thì hương hoa sẽ lan tỏa khắp cả gian phòng. Còn đĩa hoa quả đặt bên trái (phía Tây) để vừa tiện cho việc trưng bày ngũ quả, tuy nhiên còn thể hiện cho việc đơm hoa kết trái, gia đình có tài lộc, con cháu thịnh vượng, thành đạt.

Nếu bàn thờ có hai lọ hoa thì gia chủ có thể đặt ở hai bên đối xứng với nhau và đặt mâm bồng hoa quả ở chính giữa trước bát hương. Như vậy vừa không làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn làm cho bàn thờ có sự cân đối, thanh mát hơn. Tùy vào kích thước của bàn thờ mà gia chủ có thể lựa chọn lọ hoa sao cho phù hợp nhất. Vào các ngày rằm, mùng 1, lễ lạt… gia chủ nên dâng hoa kính lên tổ tiên, thần phật.

5. Cách sắp xếp hoa quả trên bàn thờ gia tiên

Theo nguyên tắc “Đông Bình Tây Quả”, mâm bồng là nơi bài trí ngũ quả được đặt ở phía Tây tượng trưng cho sự no đủ, đầy đặn nên bộ mâm bồng phải được đặt đủ thứ ngũ quả.

Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi loại tương ứng với một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc, đó là Phúc- Lộc- Thọ- Khang- Ninh.

Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.
Đông Bình Tây Quả là gì? Ý nghĩa của Đông Bình Tây Quả.

>> Xem ngay: Kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ nên biết.

Đông Bình Tây Quả được áp dụng trong cách bài trí mâm bồng, người Việt dâng hoa quả trên bàn thờ theo thuyết Ngũ Hành. Được áp dụng nhiều trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế mâm ngũ quả phải có đủ 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí này khá đẹp mắt và giúp lễ vật được xum xuê đầy đủ hơn.

6. Lưu ý khi sắp xếp lọ hoa và mâm quả trên bàn thờ

Một số điều mà gia đình cần lưu ý khi sắp xếp lọ hoa, mâm quả trên bàn thờ như sau:

  • Kích thước lọ hoa và mâm ngũ quả phải phù hợp với bàn thờ cúng. Bình hoa không nên lớn quá khổ so với bàn thờ hay quá nhỏ, ít nổi bật.
  • Lựa chọn kích thước lọ hoa và mâm ngũ quả phù hợp với ban thờ cúng, không nên đặt quá lớn chiếm hết vị trí của bàn thờ cúng hay quá nhỏ không tôn lên được vẻ đẹp cho bàn thờ cúng. 
  • Lựa chọn chất liệu phù hợp: Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu lọ hoa và mâm ngũ quả được chế tác từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đồng, gốm, gỗ, nếu gia chủ ưu tiên độ bền vĩnh cửu có thể truyền nhiều đời thì lựa chọn lọ hoa đồng và mâm bồng, bằng đồng. 
  • Mẫu lọ hoa nên chọn chất liệu bằng gốm sứ, đồng hoặc gỗ, miễn là có độ bền cao, lưu truyền được nhiều đời. Không chọn lọ hoa bị sứt mẻ, có hình thù kỳ dị.
  • Gia chủ nên thường xuyên thay nước cho lọ hoa, cúng hoa quả trên bàn thờ để tạo sinh khí, tránh để bàn thờ trống trải, không có vật cúng, bám bụi lâu ngày.
  • Nếu muốn hoa tươi lâu hơn, gia chủ có thể pha một ít muối và đường vào nước của lọ hoa, cắt gốc hoa xéo 45 độ rồi mới cắm.

Hy vọng qua bài viết trên các gia chủ đã hiểu rõ hơn về nguyên tắc “Đông Bình Tây Quả” và có sự sắp xếp cho bàn thờ của gia đình mình đúng phong thủy tâm linh chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *