Hướng dẫn cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách với quy tắc và hợp phong thủy để đem lại may mắn, bình an cho gia chủ.
Liên quan đến sắp xếp bàn thờ, tất tần tật mọi thứ đều phải tuân theo những quy tắc nhất định. Không chỉ là vị trí của các món đồ trên bàn thờ, mà cả di ảnh của những người đã mất cũng đều phải được đặt đúng cách. Đặt đúng sẽ làm “an lòng” những người đã mất, từ đó họ có thể phù hộ độ trì cho gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc. Nhưng nếu đặt sai, tổ tiên có thể quở trách gây ra những bất lợi cho gia chủ.
Bài viết dưới đây là các cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách chuẩn nhất, vừa “hợp ý” bề trên lại vừa hợp với phong thủy.
Các cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách
Từ xưa đến nay, trong mỗi gia đình thì bàn thờ luôn được coi là nơi hội tụ những linh khí và mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc.
Đôi khi, bàn thờ ở vị trí đẹp giúp cho gia chủ được mọi điều như ý công danh sự nghiệp…nhưng chỉ cần đặt ở những nơi không tốt có thể dẫn đến nhiều điều không may đáng tiếc xảy ra.
Ngoài ra, việc chọn vị trí đặt ảnh thờ chuẩn nhất cũng là một cách là con cháu thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, bởi thế việc đặt di ảnh người đã khuất cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, không thể tùy tiện đặt được. Vì vậy sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho quý gia chủ các cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách.
Đọc thêm: Mất bao lâu để chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên.
CÁCH ĐẶT ẢNH THỜ THEO GIỚI TÍNH
Trong số các cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ thì không thể thiếu đặt theo giới tính mà cụ thể là quy tắc ” nam tả- nữ hữu”.
Sắp xếp theo quy luật nam tả – nữ hữu
Nguồn gốc quy luật nam tả nữ hữu
- Xuất phát từ truyền thuyết trung hoa
Bạn có thể tìm hiểu về điều này thông qua cuốn sách “Ngũ Vận Lịch Niêm Ký”. Về cơ bản có vị thần tên Bàn Cổ Thạch đã hóa tay trái thành mặt trời – tay phải thành mặt trăng.
- Xuất phát từ thuyết âm dương
Vạn vật trong cuộc sống có thể quy về thuyết âm dương đối xứng với nhau. Mặc dù đối lập nhưng lại có mối liên hệ vô cùng khăng khít với nhau giúp nhau cùng tồn tại và phát triển.
Nội dung quy luật nam tả – nữ hữu
Có lẽ ngày thường chúng ta hay nghe thấy câu” Nam Trái – Nữ Phải” câu này xuất phát từ câu gốc như sau “ Nam Tả – Nữ Hữu. Trong đó:
- Tả – Có nghĩa là bên Trái
- Hữu – Có nghĩa là bên Phải
Điều này có nghĩa là di ảnh thờ ông của ông sẽ nằm bên tay trái, di ảnh của bà sẽ nằm bên tay phải.
Điều này được giải thích như sau:
Theo truyền thuyết của người Trung Hoa, vị thần tên là Bàn Cổ Thạch khi quy tiên thì bên mắt trái của thần hóa thành mặt trời, còn bên mắt phải hóa thành mặt trăng. Cũng theo quy luật tự nhiên, khi nhìn về hướng Nam, mặt trời sẽ nằm bên phía tay trái, còn mặt trăng mọc lên ở phía tay phải.
Dựa trên sự chuyển động của tự nhiên và hoạt động bên trong cơ thể của con người thì buổi sáng khi mặt trời mọc, nam xung, khí vượng; còn buổi chiều tối thì mặt trời lặn, mặt trăng lên thì nữ thận khí khỏe. Do vậy, mặt trời (tay trái) đại diện cho nam giới, còn mặt trăng (tay phải) đại diện cho nữ giới.
CÁCH ĐẶT ẢNH THỜ THEO THỨ BẬC
Hầu hết các gia đình hiện nay chỉ sử dụng một bàn thờ để thờ chung tổ tiên, hoặc kết hợp thờ tổ tiên với thần linh. Nếu vậy, cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ trên bàn thờ như thế nào cho đúng thứ bậc?
Thứ bậc tức là vai vế của những người được thờ cúng. Theo đó, ảnh trên bàn thờ sẽ được đặt theo quy luật sau đây:
- Người có vai vế cao nhất thì di ảnh sẽ được đặt chính giữa ở vị trí cao nhất.
- Người có vai vế thấp hơn thì di ảnh được đặt 2 bên, sát với di ảnh chính giữa nhưng độ cao phải thấp hơn một chút.
Đối với gia đình thờ nhiều người thì nên sử dụng bàn thờ 3 cấp để tiện cho việc bố trí và sắp xếp ảnh thờ theo thứ bậc. Theo đó, tầng cao nhất được dùng để đặt di ảnh của người có vai vế cao nhất như cụ tổ; tầng thứ hai đặt di ảnh của ông bà; tầng cuối cùng đặt các vật phẩm thờ cúng.
CÁCH ĐẶT ẢNH THỜ KẾT HỢP VỚI THỜ PHẬT
Hiện nay, nhiều gia đình kết hợp việc thờ tổ tiên với thờ Phật trên cùng một bàn thờ. Đây là việc làm phù hợp nhưng cần phải bố trí đúng cách để không phạm vào điều kiêng kỵ gây ảnh hưởng đến vận mệnh, sức khỏe và tài lộc của gia đình.
Khi đặt ảnh, ảnh Phật hoặc tượng phật phải được đặt chính giữa, ở vị trí cao nhất. Tiếp đến, di ảnh gia tiên sẽ được đặt ở vị trí 2 bên nhưng thấp hơn một chút so với ảnh Phật.
Ý nghĩa của cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách
Di ảnh chính là hình ảnh chân dung của người chết được vẽ hoặc chụp lại khi còn đang tại thế với kích thước vừa phải và đóng thành khung. Khi họ qua đời, di ảnh sẽ xuất hiện trong suốt những ngày diễn ra lễ an táng, sau đó được đưa lên bàn thờ để tưởng nhớ, thờ cúng về sau. Từ xưa đến này, phong tục thờ cúng của người Việt chính là một trong những nét đẹp văn hóa vô cũng đặc sắc và chắc chắn vẫn còn tỏa sáng rực rỡ trong tương lai. Di ảnh chính là một yếu tố cần thiết để làm nên một bàn thờ đầy đủ đúng nghĩa. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của di ảnh là như thế nào?
Sắp xếp di ảnh trên bàn thờ cũng giống như xây dựng một ngôi nhà. Cần có các bước thứ tự chuẩn và chính xác. Không chỉ có phong thủy mà thiết kế, kiến trúc, màu sắc cũng như không gian cũng đều phải phù hợp thì ngôi nhà mới có vượng khí cao. Cách đặt ảnh thờ ông bà bố mẹ lên bàn thờ thể hiện sự tưởng nhớ, lòng tôn kính và biết ơn người đã khuất, với ông bà tổ tiên.
Di ảnh đặt trên bàn thờ cũng chính là bổn phận của những người còn sống với người thân qua đời, không chỉ ghi nhớ hình ảnh của họ mà còn là nơi chúng ta thực hiện nhiệm vụ chăm sóc bàn thờ, nhang đèn cúng kiếng cho tròn chữ đạo.
NHỮNG LƯU Ý KHÁC KHI ĐẶT ẢNH THỜ
Ngoài việc đảm bảo cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách trên bàn thờ gia tiên thì liên quan đến ảnh thờ, gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Không để chân dung của 2 người trong một bức ảnh: Cẽ khiến người đã mất cho rằng con cháu không tôn trọng mình, từ đó gây ra những bất lợi cho người còn sống.
- Không đặt ảnh thờ lệch với bát hương: Cũng giống như trên, tổ tiên sẽ nghĩ rằng mình không được kính trọng. Ngoài ra, đây còn là sơ hở khiến cho cô hồn bên ngoài lợi dụng chỗ trống bay vào gây hại cho cả tổ tiên và cả những người còn sống.
- Không đặt ảnh ông bà, cha mẹ ở chính giữa bàn thờ nếu kết hợp với thờ Phật: Sẽ vô tình đuổi thần linh ra ngoài, từ đó họ không thể phù hộ cho gia đình được nữa.
- Lưu ý khác: Cần thường xuyên lau chùi di ảnh để không bị bụi bẩn bám lên; không được tùy tiện di chuyển, xê dịch di ảnh trên bàn thờ; không để đồ cúng che mất ảnh thờ;…
Ảnh thờ là nơi để con cháu tưởng nhớ và thể hiện lòng thành kính của mình đối với người đã khuất. Tổ tiên và thế hệ con cháu có thể “sống chung” hòa thuận với nhau được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc đặt ảnh thờ có đúng cách hay không. Nếu hiện tại gia đình bạn không được ông bà phù hộ, hãy kiểm tra lại xem cách sắp xếp bàn thờ của mình đã chuẩn hay chưa, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
Bài viết trên đã đưa ra câu trả lời khách quan nhất cho câu hỏi ” Các cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách?”, hy vọng quý gia chủ sẽ tìm được cho mình câu trả lời hợp ý nhất.