Trong văn hóa tâm linh của người Việt thì từ lâu bốc bát hương đã là một việc quan trọng đối với cuộc sống của các gia chủ. Theo quan niệm thờ cúng thì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận của các gia đình nên khi làm thì cần phải kỹ cưỡng và cẩn thận. Nhiều người quan niệm rằng việc bốc bát hương đúng ngày đúng giờ thì mới đem lại sự thịnh vượng cho gia tộc. Tuy vậy không phải ai cũng biết lúc nào là thời điểm hợp lý để làm việc này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các gia chủ vấn đề “Bốc bát hương vào tháng nào trong năm mang lại may mắn” hãy cùng tìm hiểu để có câu trả lời tốt nhất.

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.

>> Xem thêm: Kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ nên biết.

Trong bát hương có gì?

Bát hương là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Bát hương bằng đồng được xem là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh và là nơi kết nối tâm linh giữa cõi âm và cõi dương để cầu khấn tổ tiên, thần phật và tưởng nhớ tới những người đã khuất.

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.

Trong bát hương thường được đặt một bộ dị hiệu bao gồm tờ hiệu và bộ thất bảo:

–  Tờ hiệu sẽ viết tên gia chủ và tên người được thờ: Tờ hiệu thường in giấy vàng, chữ đỏ. Tên người được thờ sẽ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Gia chủ có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào cũng được miễn sao phải đúng.

– Bộ Thất bảo bao gồm 7 thứ quý mà người xưa coi trọng đó là : vàng, bạc, mã não, hổ phách, san hô, xà cừ, trân châu (thường dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà).

Ngày nay Thất bảo thường làm bởi đồ giả không có giá trị. Có khi thất bảo chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, đây cũng chỉ là những thứ mang tính tượng trưng. Khi mua thất bảo về, gia chủ có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Những gia đình không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi. Tất cả được gói gọn trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là hợp lý nhất?

Theo niềm tin tín ngưỡng của người Việt Nam, việc lựa chọn tiến hành bốc bát hương vào tháng nào trong năm là việc vô cùng quan trọng bởi nếu bốc vào thời điểm thích hợp sẽ có thể giúp gia chủ thịnh vượng, phát tài, sức khỏe và gặp được nhiều may mắn.

Hầu hết mọi gia đình người Việt đều lựa chọn bốc bát hương vào tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch cuối năm. Đây là khoảng thời gian mà mọi gia đình đều lựa chọn để thay chân nhang và là ngày để bốc bát hương trong năm.

Ngày tốt nhất mà nhiều gia đình thường lựa chọn để bốc bát hương đó chính là ngày 23 tháng Chạp vì ngày này mọi người thường soạn sửa nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, đồ thờ cúng để tiến hành cúng Ông Táo về trời.

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.

>> Xem ngay: Tất tần tật những điều cần biết về bàn thờ vọng.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể còn nhiều ngày tốt khác như ngày 24, 26, 27 âm lịch. Gia chủ cần phải xem ngày bốc bát hương sao cho phù hợp nhất với tuổi của mình tuy nhiên cũng cần lưu ý tranh chọn các ngày xung khắc với tuổi để tránh gặp phải những khó khăn, trắc trở, kém may mắn.

Tuy nhiên dù có tiến hành bốc bát hương vào tháng nào trong năm thì gia chủ cũng cần phải có tấm lòng thành kính, hướng tới bề trên như vậy thì mọi chuyện mới có thể diễn ra suôn sẻ.

Một số lưu ý khi chọn thời điểm bốc bát hương.

Theo chuyên gia phong thủy việc bốc bát hương đặc biệt tránh khoảng thời gian này cuối năm và đầu năm để tránh đại họa, không may mắn.

Tuyệt đối tránh bốc bát hương trong khoảng thời gian này

Bát hương là nơi để thắp hương kết nối con cháu với thế giới tâm linh, tưởng niệm tổ tiên ông bà, hay cúng lễ cầu khấn điều mong muốn… Bát hương là nơi an vị của các đấng bề trên, là vật phẩm hội tụ nhiều linh khí nhất trên bàn thờ, là đồ thờ linh thiêng và quan trọng nhất của mỗi nhà, dòng tộc…. Do đó người xưa có quan niệm tối kị việc di chuyển, xê dịch bát hương.

Mỗi khi lập bàn thờ Phật, Thần linh, Gia tiên trong nhà thì việc quan trọng nhất, được gia chủ quan tâm nhất là… bốc bát hương (từ chọn bát hương loại nào, những kiêng kị về bát hương để tránh đại họa, hay thay bát hương

Thứ nhất: Xác định nguyên nhân hãy bốc bát hương kẻo có thể đem lại hậu quả khó lường

Bốc bát hương vốn có ý nghĩa xua đuổi vận xui, chiêu đón cát lành. Do đó khi bát hương đang được an vị an ổn thì tránh mọi sự thay đổi, xáo động.

Nhưng không phải cứ thấy vận trình xấu đi thì gia chủ lại vội vã đi bốc bát hương để mong cải vận – mà trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu. Nếu chưa xác định được nguyên nhân thì theo quan niệm phong thủy, việc vội vàng bốc lại bát hương, hay thay đổi bàn thờ sẽ có thể gây phản tác dụng, đem lại những hậu quả khó lường.

Nếu phải bốc lại bát hương thì đặc biệt tránh bốc bát hương trong khoảng từ 23 tháng Chạp đến 3 ngày đầu năm là mùng 1, 2, 3 Tết.

Việc bốc bát hương tốt nhất nên tiến hành trước ngày Rằm tháng Chạp và sau ngày Rằm tháng Giêng.

Thứ hai: Những khoảng thời gian giao thoa, giao mùa

Tránh bốc bát hương vào các thời điểm giao mùa như tiết Lập Xuân (khoảng mùng 4 – 5/2 tùy năm), Hạ Chí và Đông Chí. Bởi lúc này – theo quan niệm phong thủy là sẽ có nhiều biến động – trong khi đó bát hương hay ban thờ đòi hỏi sự yên tĩnh, tụ khí và khí trường ổn định.

Việc bốc bát hương vào thời điểm giao mùa sẽ khiến cho khí trường của bát hương trở nên xáo động (nhất là khoảng từ 23 tháng Chạp đến 3 ngày đầu năm là mùng 1, 2, 3 Tết).

Thứ ba: Khi chuẩn bị tiến hành đại sự

Nhiều người cho rằng khi chuẩn bị bước vào đại sự cuộc đời thì nên bốc lại bát hương để nhờ đến phần tâm linh, cầu mong thuận buồm xuôi gió.

Nhưng việc này là không cần thiết – bởi khi bát hương đang được an vị an ổn thì tránh mọi sự thay đổi, xáo động.

Hơn nữa càng những lúc có công việc quan trọng, các bạn càng phải duy trì sự ổn định cho khí trường tại ban thờ, sau đó mới có thể tính đến việc dùng các đấu pháp chiêu tài đón lộc, giúp phát huy vận trình ngày càng thăng tiến hơn.

Thứ tư: Bát hương và tôn tượng nhất định phải có Cốt Thất bảo

Nạp cốt thất bảo theo phong thủy là để tiếp dẫn linh khí, thổi hồn cho các tôn tượng, hơn thế nữa là giúp ổn định khí trường ban thờ, vững chân linh để gia chủ thờ cúng linh ứng.

Cốt Thất bảo – pháp bảo dựa trên 7 linh khí của đất trời giúp gia đạo luôn được hưng thịnh và phát tài. Cốt Thất bảo trong phong thủy hội tụ năng lượng từ linh khí đất trời, có thể sử dụng để nạp cốt cho bát hương, hoặc nạp tượng đem lại vượng khí.

Cốt Thất bảo đủ 7 bảo vật gồm: lá vàng, lá bạc, hổ phách, phỉ thúy, san hô đỏ, mã não, ngọc trai – nếu được loại bảo vật trải qua hàng trăm năm hình thành trong quá trình kiến tạo của trái đất hội tụ thì càng quý.ới… đều được gia chủ rất quan tâm).

Ai thích hợp để tiến hành bốc bát hương?

Bên cạnh vấn đề nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm hợp lý thì người tiến hành bốc bát hương cũng vô cùng quan trọng. Việc tiến hành bốc bát hương là việc hệ trọng vì vậy không thể tùy tiện và cũng không phải ai cũng có thể làm được.

Nếu gia chủ là người duy tâm và có tính cẩn thận thì nên nhờ đến sự trợ giúp của các sư thầy hoặc những người tu tại gia để tiến hành nghi lễ bốc bát hương để được linh nghiệm và có được sự cẩn trọng nhất có thể.

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.

>> Xem ngay: Cách bố trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy.

Ngoài ra, có một số ý kiến cũng cho rằng, gia chủ cũng có thể trực tiếp thực hiện quy trình bốc bát hương chỉ cần gia chủ có tâm hướng thiện , có đủ sự tỉ mỉ, cẩn thận, thành tâm và luôn tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình bốc bát hương là được.

Quy trình bốc bát hương mới

Khi tiến hành bốc bát hương mới, gia chủ cần cẩn thận thực hiện đầy đủ và các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bát hương

Trước hết để thực hiện được việc bốc bát hương mới, gia chủ cần phải chuẩn bị và mua sắm bát hương mới. Gia chủ có thể chọn mua các mẫu bát hương bằng đồng để tránh các tình trạng đổ vỡ cũng như mang lại sự sang trọng cho không gian thờ.

Bước 2: Vệ sinh bát hương trước khi tiến hành bốc bát hương

Vệ sinh bát hương là điều cực kỳ quan trọng và phải tiến hành sau khi mua về. Gia chủ không nên chỉ dùng nước để lau rửa bát hương mà tốt nhất là dùng rượu trắng đun sôi với vài lát gừng đã được giã nhỏ. Cách làm này vừa có thể trừ tà và cũng là tẩy đi các vết bụi bẩn bám trên bát hương. Sau khi lau xong thì dùng khăn khô sạch để lau lại rồi để ráo.

Bước 3: Chuẩn bị cốt bát hương

Cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết và một túi cốt thất bảo. Việc sử dụng tro rơm nếp để làm cốt bát hương sẽ giúp cho việc cắm nhang, cắm hương trở nên dễ dàng hơn và tránh được trường hợp làm gãy chân nhang, chân hương.

Bước 4: Chuẩn bị mâm cúng và tiến hành bốc bát hương

Trước khi tiến hành bốc bát hương, giia chủ cần phải rửa tay bằng rượu gừng. Khi bốc bát hương thì gia chủ cũng nên nắm từng nắm tro để cho vào. Không nên ấn chặt hay nén tro xuống bát hương và khi tro đã đầy nửa bát hương thì gia chủ cho thất bảo vào và tiếp tục cho tro khi đầy miệng bát hương. Trước khi bốc bát hương nào thì gia chủ cũng phải khấn nhỏ là “Con…(họ và tên)…xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Thông thường khi bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên sẽ bao gồm 3 bát hương nên gia chủ cần phải để riêng ra để tránh nhầm lẫn giữa bát hương gia tiên, thần linh và bát hương của bà cô ông mãnh.

Bước 5: Cẩn thận đặt bát hương lên bàn thờ

Sau khi bốc bát hương xong, gia chủ có thể đặt bát hương lên bàn thờ. Đối với bàn thờ gia tiên thì bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ông mãnh ở bên trái và bát hương gia tiên ở bên phải theo hướng nhìn từ trong ra. Lưu ý gia chủ có thể để lại 5 chân nhang để cắm lại lên bát hương, những chân nhang còn lại gia chủ nên đốt đi và thả tro xuống sông suối hoặc chôn xuống đất.

Bước 6: Thắp hương, dâng lễ

Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức thì gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính đối với tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như bài vị, di ảnh thờ hoặc tượng chân dung thờ nếu có.

Sắm lễ thay bát hương mới cần chuẩn bị những đồ vật gì?

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm để mang lại may mắn cho gia đình.

>> Xem ngay: Phòng ngủ sau phòng thờ có sao không? 

Trước khi thực hiện lễ xin phép bỏ bát hương cũ và thay bát hương mới thì gia chủ cũng cần sắm lễ thay bát hương mới để tỏ lòng thành kính. Một số đồ lễ, thờ cúng bạn có thể tham khảo đó là:

Hoa quả: một đĩa gồm 5 loại quả

Bánh kẹo

Trầu cau

Gạo: 1 bát

Muối: 1 bát

Xôi: 1 đĩa

Gà luộc cả con

Thịt heo luộc

Cỗ cúng (đồ chay hoặc đồ mặn)

Gói chè: 1 Gói

Thuốc lá: 1 bao

Rượu: 1 chai

Sau khi đã sắm lễ thay bát hương mới thì gia chủ cần đặt ngay ngắn trên bàn thờ, thắp một nén nhang thơm và đọc văn khấn xin bỏ bát hương cũ, xin gia tiên cho phép được thay bát hương mới và khấn tạ.

Trên đây là toàn bộ những công việc xoay quanh bốc bát hương vào tháng nào trong năm để đảm bảo phong thủy mang lại may mắn cho gia đình, hy vọng các quý gia chủ có thể tìm được cho mình trang bị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *