Hiện nay có rất nhiều gia chủ thường có thói quen thắp hương hàng ngày vào mỗi buổi sáng hay buổi tối tại nhà. Có một phần vì họ là những người làm ăn hàng ngày luôn cầu mong cho công việc thuận lợi nhưng cũng có một phần các gia đình muốn gìn giữ đề cao văn hóa tâm linh thờ phụng tổ tiên của người Việt. Đây là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều vậy hãy cùng Công Viên Thiên Đường tìm hiểu “ Có nên thắp hương hàng ngày không? Nên thắp vào thời gian nào và ý nghĩa cũng như cũng những lưu ý trong đó.” dưới bài viết sau đây.
>> Xem ngay: Cách đặt ảnh thờ cha mẹ, ông bà.
1. Có nên thắp hương hàng ngày không ?
Việc thắp hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hay bàn thờ Thần hàng ngày là hình thức quan tâm đến ngôi nhà của bạn. Có ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà các gia đình nên thực hiện. Một số gia đình có thói quen vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy hoặc chiều tối sẽ thắp một nén nhang nhằm tưởng nhớ cũng như gắn kết với người thân đã mất trong nhà.
Thắp hương nếu được thực hàng ngày thì có hiệu quả rất tốt vì giúp cho các gia chủ cảm thấy an yên, thanh tịnh, thoải mái. Đồng thời cũng giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng, lòng người thanh thản hơn. Đối với những người theo đạo Phật thì họ cho rằng việc thắp nhang hàng ngày là rất nên làm. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng có thể thực hiện được thói quen này vì quá bận rộn cho nên các gia đình cũng chỉ cần thắp hương vào ngày rằm, mùng 1 hay các ngày lễ, các dịp quan trọng để thể hiện lòng thành kính với bề trên với tổ tiên của nhà mình là được.
Đặc biệt, chất lượng các loại nhang trên thị trường cũng là yếu tố quan trọng đối với việc có thắp nhang hàng ngày. Một số loại nhang có chất lượng kém hay mùi hương khó chịu hít lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Các gia đình cần cân nhắc đến sức khỏe của người thân trong gia đình để xem có nên thắp nhang hàng ngày không.
Các gia chủ nên lưu ý rằng trong phong thủy tâm linh kiêng kỵ việc thắp hương sau 7h tối.
2. Nên thắp hương vào thời gian nào trong ngày là hợp lý?
Theo quan điểm của người xưa thì gia chủ nên thắp nhang vào buổi sáng sớm bởi đây là khoảng thời gian gia chủ bắt đầu một ngày mới sẽ có tinh thần lạc quan hơn. Đồng thời, vào thời điểm này không gian thờ cúng trang nghiêm và thanh tịnh hơn. Ông bà xưa cũng có lưu ý tránh thắp nhang vào buổi tối vì dễ dàng hút năng lượng xấu vào nhà, không tốt cho các thành viên trong gia đình.
Việc thắp nhang không có quy định bắt buộc., Bạn hoàn toàn có thể thắp vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Chỉ cần mang theo sự chân thành và thanh tịnh khi thắp hương là được.
>> Xem ngay: Có nên cắm hoa ly trên bàn thờ gia tiên không?
Tuy nhiên, gia chủ cần quan tâm đến những thời điểm thắp nhang đúng để mang lại may mắn, không bị phản ứng ngược, cụ thể là:
- Thắp nhang vào mỗi sáng sớm lên bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho gia chủ khởi động ngày mới an lành và đầy phấn khởi. Thêm một nén nhang ở bàn thờ Ông Địa để cầu cho một ngày làm việc hiệu quả, suôn sẻ. Nếu có điều kiện, bạn nên thực hiện thói quen này hàng ngày để mang lại giá trị tâm linh lớn cho gia đình.
- Thời điểm để thắp hương trong ngày hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian rảnh của gia chủ. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm và kiêng kị nhất là sau 7 giờ tối. Bởi lẽ đây là thời điểm mà các vong linh đang lang thang trên dương thế, mùi khói hương là thứ dẫn đường cho “họ” đến phá phách, quấy nhiễu gia đình.
3. Thắp hương sao cho đúng
Khi thắp hương cần phải mở hết các cửa , bật đèn sáng nếu trời tối để tạo không gian thoải mái, thoáng khí. Mặt khác là quan niệm mở cửa để chào đón ông bà, đón nhận nhưng luồng khí tài lộc tràng vào.
3.1 Số lượng nén hương khi thắp.
Thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9…vì số lẻ đại diện cho số dương sẽ mang dương khí, đem lại may mắn. Ngược lại số lẻ 2,4,6,8,… nằm ở số âm sẽ không tốt.
– Thắp 1 nén hương: 1 nén hương thường được dùng để thắp hằng ngày. Số 1 ở đây thể hiện người sống thành tâm mong cầu thần linh, mong muốn tổ tiên phù hộ cho mình bình an, hạnh phúc, sức khỏe, mua may bán đắt, may mắn. Thắp một nén hương để thờ cúng thần linh trong nhà được gọi là bình an hương.
– Thắp 3 nén hương: Thường được sử dụng vào các ngày lễ, Tết, các ngày rằm, mùng 1.
Việc thắp 3 nén hương có nhiều ý nghĩa khác nhau:
Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) .
Tam Giới, Tam Hữu (Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới).
Tam Thời chỉ thời gian (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai).
Tam vô lợi học (Gới – Tuệ – Định).
Trong phong thủy, số 3 tượng trưng cho tam giới : Thiên, Địa và Nhân, chỉ về bầu trời, mặt đất và con người. Theo đạo phật, thắp 3 nén nhang được gọi là tam bảo hương. Tam bảo đó chính là Phật, Pháp và Tăng, Pháp chính là kinh Phật, Tăng chính là người tu hành xuất gia. Việc bạn thắp 3 nén hương có ý nghĩa là trong tâm nhang – chỉ về lòng thành kính của người thắp, giới nhang – luôn hướng theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường và định nhang – tuyệt đối không thay đổi lòng dạ.
– Thắp 5 nén hương: 5 nén hương chỉ về năm phương trời đất , năm hướng thần linh nói về thiên địa ngũ hành. Trong phong thủy thì Ngũ hành là năm nguyên tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Thông thường thì trong một dòng họ, dòng tộc, quốc gia hay tập thể có việc gì đó đại sự thì mới thắp năm nén hương vì điều này tượng trưng cho cầu Ngũ phương, Ngũ thổ, Ngũ hành có nghĩa là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho một dòng tộc, địa phương, đất nước, cầu mong cho “Quốc thái dân an”, cầu mong những điều tốt đẹp.
– Thắp 7 nén hương: Thắp bảy nén hương (nhang) được gọi là Bắc đẩu Thất : Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang là những vị thần linh cai quản tam giới (Thiên – Địa – Nhân). Thắp 7 nén hương (nhang) cùng lúc là để mời gọi Thần linh, Thiên tướng hỗ trợ giúp trừ tà, trừ yêu, giải vây thế khó. Nếu không quá cần thiết thì cũng không cần thiết thắp tới bảy nén hương (nhang).
– Thắp 9 nén hương: 9 nén được gọi là Cửu liên hoàn hương. Phải cắm theo thứ tự ba hàng ba cột, trên cùng là để mời Ngọc Hoàng, 2 hàng kế tiếp là mời các chư vị Thập Điện Diêm Vương. Thắp 9 nén hương với mong muốn được cầu cứu khi rơi vào những hiểm nguy, những tình thế khó mà ko thể nào nhờ vả ai hay thay đổi đươc.
3.2. Tác phong thắp hương chuẩn
Bởi vì thắp hương là một hành động mang tính tâm linh, thể hiện sự tôn kính với bề trên nên cần thực hiện một cách trang trọng nhất. Trước khi thắp hương, bạn cần phải chỉnh trang lại những vật cúng trên bàn thờ gọn gàng. Tác phong thắp hương cần cung kính, đoan trang, nghiêm túc.
Bạn không nên đứng cách bát hương quá xa hay quá gần mà hãy điều chỉnh khoảng cách sao cho tay vừa đủ dâng hương. Khi lấy hương không để hương trong ống, túi bị gãy. Sau khi châm hương cần dùng tay phẩy nhẹ để tắt lửa. Tuyệt đối không sử dụng miệng để thổi đầu hương. Đó được xem là hành vi bất kính.
Tư thế thắp hương phải khoan thai, chậm rãi. Khi khấn vái, hành lễ thì đưa hai tay cầm hương lên ngang lông mày và thầm cầu trong lòng. Tuyệt đối không có hành động nói chuyện, đùa giỡn với người bên cạnh. Cuối cùng là dùng hai tay để cắm hương vào bát.
3.3. Lễ vật:
Đúng theo quan niệm của Phật Giáo, lòng thành được thể hiện xuất phát từ trong tâm, trong cử chỉ và qua làn khói hương nghi ngút. Những lễ vật được dâng lên hoàn toàn có thể điều chỉnh tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Dâng lễ vật xa xỉ, linh đình với bánh trái, heo quay, cỗ bàn thịnh soạn là không cần thiết.
Thay vào đó, chỉ cần dâng hương thơm, hoa và trái cây tươi, nước trong là đủ. Bàn thờ phải luôn được lau dọn tàn nhang, bụi bặm bằng khăn sạch chỉ để dành riêng lau bàn thờ.
Nếu hương bị tắt trong quá trình hành lễ, có thể châm lại trực tiếp bằng diêm/hộp quẹt, không nên vứt bỏ đi.
3.4. Thứ tự thắp hương trong nhà
Thông thường, theo tập tuc dân gian của người dân Việt Nam thì trong một gia đình có khá là nhiều vị trí thờ phụng khác nhau.
Các loại bàn thờ như : Bàn thờ gia tiên, thờ ông địa, thần tài, bàn thờ phật, bàn thờ ông táo….là những loại phổ biến.
Với nhiều loại bàn thờ như vậy thì thư tự thắp hương cũng là vấn đề cần được quan tâm và chú ý.
Sau đây là thứ tự ưu tiên thắp hương nếu các loại bàn thờ trên cùng xuất hiện trong một vị trí khu vực.
- Bàn thờ phật hoặc mẹ Quan Âm.
- Bàn thờ gia tiên.
- Bàn thờ thần tài thổ địa.
- Bàn thờ ông táo
- Bàn thờ cho người mới mất.
- Bàn thờ cúng cô hồn.
>> Xem ngay: Đặt phòng ngủ sau phòng thờ có sao không?
4. Một số lưu ý khi thắp hương hàng ngày
Một số những lưu ý cần nắm khi thực hiện việc thắp nhang mỗi ngày:
- Phong thái thắp hương nghiêm túc, tuyệt đối không được cười đùa, giễu cợt với người khác. Trang phục khi thắp hương cần chỉnh tề lịch sự, không mang quần áo ngắn hay váy.
- Gia chủ chỉ nên thắp một nén nhang để tránh gian nhà bị ngạt khói. Bởi số lượng nén nhang không quá quan trọng nếu người thắp thực sự có lòng thành kính, biết ơn bề trên.
- Thắp nhang bằng cả hai tay để tỏ lòng tôn trọng đối với bề trên.
- Nên kèm theo những khấn vái thành tâm đến ông bà, tổ tiên khi thắp nhang.
- Lựa chọn loại nhang chất lượng, không sử dụng hoá chất hay chất phụ gia để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
- Không thắp liên tục một lượng nhang lớn, tránh đóng kín cửa khi thắp nhang.
- Không nhất thiết chuẩn bị lễ vật mỗi lần thắp hương nhưng nhất định gia đình phải thay nước sạch, rượu trắng trên bàn thờ. Nếu có hoa tươi thì càng tốt. Các ngày lễ, rằm thì dâng trái cây và dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ.
- Ngoài miếu thờ, gian thờ thì gia chủ nên thắp 2 cây hương ở hai bên cổng chính cho Thần Ngõ. Thần Ngõ là vị thần cai quản sự an toàn cho ngôi nhà của gia chủ. Đối với các gốc cây lớn trong sân, trước nhà thì bạn cũng nên có 1 nén hương bởi đây là nơi vong linh ngự.
- Khi thắp nhang cần có lời cầu khấn rõ ràng với lòng thành tâm.
5. Một số câu hỏi liên quan thắp nhang mỗi ngày
Dưới đây là phần giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc thắp nhang mỗi ngày để bạn tham khảo:
5.1 Mỗi ngày nên thắp hương mấy lần?
Khuyến khích người dùng nên thắp nhang 1 ngày 1 lần để không gian thờ luôn ấm cúng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình để thắp số lượng phù hợp.
5.2 Không thắp hương mỗi ngày có sao không?
Nếu gia chủ bận rộn, không có nhiều thời gian thì hoàn toàn không cần phải thắp hương mỗi ngày, điều này cũng sẽ không ảnh hưởng đến gia đình. Gia chủ cần chú ý thắp hương vào các ngày rằm, mùng 1, lễ tết và các dịp quan trọng.
6. Thắp hương bị tắt có phải là điềm báo không?
Việc thắp hương đột nhiên hương bị tắt là điều không thể tránh khỏi. Theo quan niệm của người xưa, đây được coi là một điềm báo xui xẻo. Rất có thể điều này biểu hiện cho lời cầu nguyện của gia chủ đến bề trên bị từ chối hoặc cảnh báo về sức khỏe, công việc, làm ăn của gia chủ. Cụ thể:
- Nhang tắt ở phần đầu (từ đỉnh đến 2/3 cây nhang): Đây là điểm báo biểu thị gia chủ đã phạm phải điều gì khiến Phật, Thần quở trách. Gia chủ cần xem xét lại và thay đổi ngay.
- Nhang tắt ở phần giữa: Điều này biểu thị người thân trong gia đình sắp gặp chuyện không may, tai ương hoặc bệnh tật. Gia chủ cần nhắn nhủ người thân trong gia đình hết sức cẩn trọng, chú ý giữ gìn sức khỏe.
- Nhang tắt ở phần cuối (1/3 cây nhang tính từ chân): Biểu thị cho vấn đề Thổ Công, Thổ Địa, Gia Tiên. Có thể gia chủ đã làm điều gì đó động đến long mạch hoặc vị trí phong thủy như bàn thờ đặt không đúng nơi hay lư hương bị động…
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành nhưng gia chủ cũng đừng nên lo lắng quá. Nhang tắt cũng có thể là do các yếu tố khách quan, chất lượng nhang, tác động bên ngoài chứ không hoàn toàn là yếu tố tâm linh
Nguyên nhân:
Xét trên góc độ khoa học, có nhiều lý do khiến nhang không cháy hết một cách suôn sẻ. Các nguyên nhân cụ thể là:
- Lõi nhang bị ẩm ướt: Với điều kiện không khí có độ ẩm cao như nước ta, nhang với số lượng lớn được bảo quản không đúng cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhang.
- Gió quá mạnh: Ngọn lửa của nhang thường nhỏ và cháy âm ỉ, bạn nên để ý tránh gió thổi trực tiếp khi thắp hương, hành lễ.
- Nhang bị ướt: Các vị trí thấp như bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa có thể dễ dàng bị văng nuớc, từ đây dẫn đến chuyện nhang tắt giữa chừng là chuyện bình thường
- Nhang kém chất lượng: Rất dễ gặp phải tình trạng tắt giữa chừng bởi tỉ lệ không đồng đều giữa bột nhang và keo, hay bột nhang là hàng hương liệu.
Cách giải quyết:
- Gia chủ cần bình tĩnh giải quyết nếu chẳng may rơi vào trường hợp thắp hương bị tắt. Tuyệt đối không rút hương ra rồi châm lại vì lúc này sẽ thành ra cắm lại nhang thừa. Nên để yên nhang ở vị trí cũ và trực tiếp châm lại.
- Khi chọn mua nhang, cần lựa chọn loại nhang đảm bảo chất lượng từ những cơ sở uy tín. Tránh mua phải hàng kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
- Nên bảo quản nhang ở nơi khô ráo, thoáng mát, trang trọng. Trước khi thắp gia chủ phải kiểm tra kĩ càng, xem nén hương đó có bị ẩm hay không.
- Phát hiện nhang bị ẩm ta không nên vội vàng loại bỏ. Có thể dùng chế độ sấy mát thật nhẹ của máy sấy để phục hồi nguyên trạng của que hương. Vào những ngày nắng có thể đặt nhang ở trong rổ khô rồi đem phơi với thời gian hợp lý, tránh ánh nắng trực tiếp quá lâu.
Trên đây là tổng hợp bài viết để giải đáp mọi thắc mắc của quý gia chủ về việc “có nên thắp hương hàng ngày không?” hy vọng mọi người có được kiến thức hữu ích cho mình.