Để tang là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng tiếc thương và tôn trọng đối với người thân đã khuất. Chính vì vậy mà việc tổ chức nghi lễ xả tang hay mãn tang là điều mà rất nhiều gia chủ quan tâm đến. Vậy xả tang là gì? Và cách xả tang tại nhà như thế nào thì đúng, cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay
Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay

>> Xem ngay: Nhà có tang đi đám cưới được không ?

1. Xả tang là gì? 

Để có thể hiểu rõ hơn về cách xả tang tại nhà hiện nay – trước hết hãy cùng tìm hiểu thế nào là xả tang nhé.

Thông thường, khi trong một gia đình có người mất, người thân sẽ tổ chức lễ tang để thể hiện sự đau buồn và thương tiếc đối với người không may phải rời xa thế giới này, dù là già hay trẻ. Thời điểm tổ chức lễ tang sẽ được gọi là phát tang.

Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay
Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay

Sau khi lễ phát tang và các thủ tục chôn cất, an táng cho người đã khuất đã xong xuôi, người thân trong gia đình sẽ bước vào giai đoạn để tang cho người mất. Nhiệm vụ và bổn phận của con cháu trong giai đoạn này là thắp hương, thờ cúng, tưởng nhớ… về người đã khuất cùng một số nghi lễ khác cần thực hiện. Sau giai đoạn để tang này sẽ là đến giai đoạn xả tang.

Vậy xả tang có nghĩa là thời điểm mà người thân và con cháu trong gia đình của người không may qua đời hoàn thành hết mọi nhiệm vụ và bổn phận để tang. Khi đó người thân trong gia đình sẽ thực hiện một loạt các nghi thức cúng bái còn được gọi là cúng mãn tang. 

Đây không chỉ là buổi lễ được người nhà tiến hành thực hiện với mục đích thông báo đến tất cả mọi người, bạn bè, thân bằng cố hữu gần xa về việc hết thời gian để tang của gia đình đối với người đã mất. Ngoài ra, xả tang còn là là nghi thức để người còn sống tưởng niệm người đã khuất, cầu xin người đã khuất phù hộ cho con cháu trong nhà nhiều đời được bình an vô sự và gặp nhiều may mắn. 

>> Xem ngay: Chi tiết những điều cấm kỵ khi có tang mà gia chủ nên biết.

2. Cách xả tang tại nhà

Nghi thức xả tang thông thường sẽ được diễn ra tại nhà và các gia đình mời thầy về làm lễ hoặc có thể tự chuẩn bị. Chi tiết như sau:

Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay
Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay

2.1. Lễ vật cần chuẩn bị

Lễ vật cần chuẩn bị cho nghi thức xả tang tại nhà cũng tương tự như các nghi thức lễ khác. Các lễ vật chủ yếu bao gồm quần áo, hài, mũ cho người mất, trầu cau, dầu rượu, đèn nến, hương quả và mâm cơm để dâng lên chân linh và thần linh.

Cách bày trí mâm cúng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tôn giáo và mỗi vùng miền. Ví dụ, trong Phật giáo, mâm cúng thường có các món chay, trong khi trong tín ngưỡng dân gian, mâm cúng có thể có thêm các món mặn. Các vùng miền khác nhau cũng có thể có những phong tục riêng trong việc bày trí mâm cúng xả tang.

2.2. Văn khấn cúng xả tang

Văn khấn xả tang tại nhà là một bài văn được sử dụng trong nghi thức xả tang. Mục đích của văn khấn là báo cáo với thần linh về việc kết thúc thời gian để tang, tưởng nhớ người đã khuất và cầu mong bình an cho gia đình. Văn khấn xả tang cụ thể sẽ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…tháng…năm … (năm âm lịch)
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………
Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của: Hiển………………chân linh (tên người đã khuất)

Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân); Cách miền trần thế
Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha hoặc nhà Huyền nếu là mẹ) mây khóa, thăm thẳm sầu phiền.
Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ) sao mờ, đầm đìa ai lệ
Kể năm đã quá Đại Tường;
Tính tháng nay làm Đàm Tế.
Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;
Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.
Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,
Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ, trời kinh đất nghĩa.
Xin kính mời: Hiển…chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

2.3. Nghi thức vứt bỏ khăn tang

Nghi thức vứt bỏ khăn tang là một phần quan trọng của lễ xả tang, thể hiện sự kết thúc thời gian để tang và hy vọng về một cuộc sống bình yên cho những người còn sống.

Cách thức thực hiện nghi thức có thể khác nhau tùy theo phong tục tập quán của địa phương. Ở một số nơi, người ta sẽ sử dụng dao để chặt hết áo tang và khăn tang của gia đình. Trong khi đó ở những nơi khác, khăn tang sẽ được đem đốt đi.

Nghi thức vứt bỏ khăn tang mang ý nghĩa chia tay người đã khuất và bắt đầu một cuộc sống mới.

Sau khi hoàn tất nghi thức cúng bái, gia đình sẽ thu dọn lễ vật và đốt đi những vật phẩm tượng trưng cho tang lễ.

>> Xem ngay: Cách tính trùng tang, nhập mộ, thiên di chuẩn xác nhất.

3. Nguồn gốc và thời gian xả tang

Hòa thượng Thích Phước Thái trong quyển 100 câu hỏi Phật Pháp đã chỉ ra rằng nghi thức xả tang tại nhà là nghi thức vốn không có trong đạo Phật. Đây hoàn toàn là tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam ta. Cụ thể trong khoảng thời gian gần 1000 năm Bắc thuộc, người Việt đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, trong đó có cả việc xả tang. 

Theo tư tưởng của nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc thì mỗi con người luôn phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu và với quan niệm sự tử như sự sanh thì việc xả tang mục đích chính cũng là bày tỏ lòng hiếu thảo của người những người con còn sống đối với ông bà, cha mẹ đã không còn trên cõi đời của mình. 

Vậy câu hỏi được đặt ra là bao lâu thì có thể thực hiện nghi thức xả tang/ mãn tang? 

Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay
Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay

Để trả lời cho câu hỏi này thì thời gian thực hiện lễ mãn tang thường phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiết giữa người đã khuất và người còn sống, dựa vào sự liên hệ xa hay gần mà có thời hạn để tang khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có 2 loại chính là “ tiểu tang” và “ đại tang”.

3.1. Đại tang

Thời gian để tang kéo dài, thường là 3 năm mới tổ chức tang lễ. Trên thực tế, thời gian tổ chức tang lễ của nhiều gia đình chỉ kéo dài 27 tháng, điều này có thể lý giải vì họ lấy 9 tháng mang thai để tính 1 năm, 3 năm là 27 tháng. Tuy nhiên, không có cơ sở rõ ràng cho điều này và cách giải thích này chỉ dựa trên những lời truyền miệng của người Việt.

Thông thường, đây là thời gian để tang cho những người thân thiết nhất với người quá cố như tang tứ thân phụ mẫu hay tang vợ chồng. Có thể hiểu là con để tang cha mẹ, cháu để tang ông bà, chắt đích tôn để tang cụ ông, cụ bà hay vợ để tang chồng.

3.2. Tiểu tang

Trong lễ tang, tiểu tang là khoảng thời gian được chia thành 4 bậc khác nhau, bao gồm:

  • Ti ma (3 tháng): Thời gian tổ chức tang kéo dài 3 tháng. Thường được áp dụng khi cha mẹ tổ chức tang cho con rể, con dâu, cậu, cô hoặc anh chị em trong gia đình để tưởng nhớ và thể hiện lòng tri ân.
  • Tiểu công (5 tháng): Thời gian tổ chức tang kéo dài khoảng 5 tháng. Thường được sử dụng khi con cái tổ chức tang cho cha mẹ ghẻ hoặc khi anh chị em họ hàng đã kết hôn muốn tổ chức tang cho nhau.
  • Đại công (thường 9 tháng): Thường được áp dụng khi cha mẹ tổ chức tang cho con dâu hoặc con gái đã kết hôn, hoặc khi anh chị em họ hàng muốn tổ chức tang cho nhau.
  • Cơ niên (thường 1 năm): Thời gian tổ chức tang kéo dài thường 1 năm. Thường được áp dụng khi con rể tổ chức tang cho cha mẹ vợ, anh chị em tổ chức tang cho nhau, hoặc khi con cháu muốn tổ chức tang để tưởng nhớ ông bà của mình.

Các bậc tiểu tang này thể hiện mức độ quan tâm và tôn trọng trong gia đình và giữa các thành viên gia đình.

>> Xem ngay: Nghi lễ cúng tuần thứ hai cho người mới mất.

4. Những điều kiêng kỵ khi chưa đến hạn xả tang 

Ông bà quan niệm rằng, trong thời gian để tang người thân mới qua đời, gia đình nên tuân theo một số quy tắc kiêng kỵ để tránh mang lại điều không may mắn. Dưới đây là một số điều cần kiêng trong khoảng thời gian này:

  • Không mở cửa hàng mới hoặc kinh doanh: Việc bắt đầu một công việc mới hoặc mở cửa hàng trong thời gian tang thường không được khuyến khích. Điều này giúp gia đình tập trung vào việc tưởng nhớ người đã mất.
  • Không tham gia lễ tân gia hoặc chuyển nhà: Tránh việc tham dự các buổi tân gia hoặc di chuyển đến nhà mới trước nghi thức cúng xả tang. Điều này giúp gia đình tôn trọng lễ tang và người đã qua đời.
  • Không tổ chức đám cưới: Cưới xin được xem là chuyện vui của cả đời người. Để hôn nhân sau này luôn được hạnh phúc, vui vẻ và tránh được những khó khăn, sóng gió thì chúng ta nên tránh tổ chức cưới trước nghi thức cúng xả tang hay trong thời gian chịu tang. 

Hãy nhớ câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”: Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo các quy tắc và kiêng kỵ trong thời gian tang. Điều này giúp gia đình tôn trọng truyền thống và có thể tránh những điều không may mắn.

Tuân theo các quy tắc này không chỉ là cách tôn trọng người đã mất mà còn giúp gia đình tránh xa khỏi những tình huống không mong muốn trong thời gian chịu tang.

5. Một số câu hỏi thường gặp đối với nghi thức xả tang.

Đối với nghi thức phong tục xả tang có rất nhiều gia chủ còn băn khoăn bởi một số vấn đề xung quanh. Dưới đây Công viên Thiên Đường xin tổng hợp lại một số câu hỏi và đưa ra đáp án phù hợp nhất cho mọi người.

5.1. Xả tang dùm được không?

Bạn có thể nhờ người nhà tổ chức xả tang trước và đến chùa gần nhất để cúng dường, cung cấp họ tên và tên của người mất. Tại đây, các thầy sẽ hướng dẫn bạn thực hiện lễ cúng, Do đó, bạn không cần lo lắng về việc xả tang dùm.

5.2. Xả tang sớm để cưới được không?

Vâng, bạn vẫn có thể xả tang sớm để cưới. Tuy nhiên, chuyện vui chuyện buồn đan xe nhau, đôi khi lại không tốt. Bạn nên bàn kĩ với 2 bên gia đình để có thời gian phù hợp và tốt nhất.

Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay
Xả tang là gì? Cách xả tang tại nhà hiện nay

5.3. Đạo công giáo có xả tang không?

Trên thực tế, Giáo hội Công giáo không có nghi thức xả tang. Tuy nhiên, một số gia đình người Việt theo đạo vẫn chọn để tang để tưởng nhớ người mất. Ngoài ra, theo truyền thống họ vẫn tổ chức mời dòng họ, hàng xóm đến cầu nguyện vào ngày giỗ của người mất hàng năm

5.4.Tại sao chưa xả tang không được cắt tóc?

Theo dân gian xưa cho rằng cắt tóc khi chưa xả tang sẽ mang lại vận rủi do tà ma để ý. Hoặc đáng sợ hơn là sẽ bị vong hồn người mất đi theo quấy phá khiến cho cuộc sống hay gặp xui xẻo. Không chỉ riêng cắt tóc mà cạo râu cũng là điều kiêng kỵ nên tránh.

5.5. Không xả tang có sao không?

Việc không xả tang hoàn toàn không ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống thường ngày. Việc xả tang chỉ là một nghi thức cúng bái, thể hiện sự hiếu thảo và biết ơn của con cháu đối với người đã khuất, không hoàn toàn bắt buộc.

Trên đây là toàn bộ các vấn đề xoay quanh nghi thức xả tang và đặc biệt là hướng dẫn mọi người cách xả tang tại nhà chi tiết nhất, hy vọng quý gia chủ tham khảo được những thông tin cần thiết. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *