Khi mất mát trong gia đình xảy ra, đau buồn và sự mất mát trở thành một phần không thể tránh khỏi. Trong thời gian đau đớn này, việc biết cách hành xử đúng cũng như tránh những điều không nên làm để người đã qua đời có thể yên bình là điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi muốn chia sẻ một số quy tắc cụ thể nhà có tang kiêng gì từ việc ăn uống, đi lại hàng ngày đến những lưu ý khác, giúp gia đình bạn có thể tuân theo để mong rằng sự kiện tang thương này sẽ diễn ra suôn sẻ, mang lại bình an và may mắn. Hãy cùng tìm hiểu những điều cấm kỵ khi nhà có tang mà gia chủ cần phải biết qua bài viết dưới đây nhé!

Những điều cấm kỵ khi nhà có tang
Những điều cấm kỵ khi nhà có tang

>> Xem ngay: Các nghi lễ truyền thống trong đám tang.

Những điều cấm kỵ khi nhà có tang ( hoặc đi đám tang , biết để tránh )

Gia đình có người mất ngoài việc thương sót thì họ còn rất bối rối không biết phải làm và không được làm gì để cho người mất được thanh thản và siêu thoát.  “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người Việt rất trọng các nghi thức tang lễ và tâm linh. Dưới đây là những điều cấm kỵ khi nhà có tang mời các bạn tham khảo.

Những điều kiêng kỵ khi nhà có tang.
Những điều kiêng kỵ khi nhà có tang.

1. Tránh đi thăm mộ lúc nửa đêm

Theo quan điểm truyền thống, tín ngưỡng về việc âm khí tại mộ của người đã qua đời thường được cho là nặng nhất trong khoảng thời gian từ 12h đến 2h đêm. Do đó, để tránh các tác động không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vận số sau này, nên hạn chế việc thăm mộ vào những thời điểm khuya muộn này, trừ khi thực sự cần thiết.

>> Xem ngay: Sắm lễ cúng động thổ xây mộ cho người mới mất.

2. Kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh

Thời xưa con người rất xem trọng việc nối dõi tông đường, cho rằng lúc người già ra đi, nhất định phải có con cháu bầu bạn để lúc rời đi khỏi thế gian có người tiễn đưa, không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng không phải nhớ nhung, linh hồn cũng dễ yên nghỉ.

3. Kỵ để người đã khuất ở trần

Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi.

Người phương Đông chúng ta rất kỹ tính trong những nghi thức khâm liệm. Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đã khuất ra đi, gia đình người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người quá cố. Thường thì, người già đến một số tuổi nhất định sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm trước để các cụ yên tâm.

Những điều cấm kỵ khi nhà có tang
Những điều cấm kỵ khi nhà có tang

Thường thì áo liệm thường được sắm 3 cái, 5 cái, 7 cái, kỵ dùng số chẵn vì theo quan niệm, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu. Áo liệm cũng không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

4. Những cấm kỵ khi nhập liệm

– Khi nhập liệm kỵ nước mắt bắn vào thi thể. Khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời kìm nén đau thương, kìm nén dòng nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Chính vì thế mà ở một số gia đình, người thân không để vợ/ chồng/ con cái của người đã khuất nhập liệm vì người thân cận dễ rơi nước mắt làm bắn vào thi thể.

– Trước khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể, bởi vì có ý kiến cho rằng chúng sẽ kiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi.

– Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Chất liệu tốt nhất để làm quân tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách. Cây liễu do không ra hạt nên sợ đời sau không có người nối dõi.

5. Cấm kỵ khi báo tang

Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận trọng. Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, những tập tục này ngày nay đã dần phai một đi nhiều vì tính rắc rối và không cần thiết của nó.

6. Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất

Người xưa cho rằng sau khi chết, linh hồn còn chưa lập tức đi xa. Do vậy ngay từ ngày xưa, nhiều người đã rất cầu kỳ trong việc lựa chọn ngày tháng tổ chức tang lễ, để tránh những điều không may sẽ xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bần hàn phú quý của con cháu đời sau.

Những điều cấm kỵ khi nhà có tang
Những điều cấm kỵ khi nhà có tang

– Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn .

– Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết.

– Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng.

– Không chôn trên đỉnh núi cô độc.

– Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu.

– Không chôn gần nhà tù.

– Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn.

– Không chôn nơi phong cảnh u sầu.

– Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.

Tuy nhiên, hiện tại do điều kiện đất đai địa hình ở nhiều vùng, địa phương không thuận lợi nên nhiều quy tắc, cấm kỵ cũng không còn được tuân thủ triệt để. Thêm nữa, ngày nay, có rất nhiều gia đình đã đồng ý thiêu xác người đã khuất rồi mới đưa về nhà chôn cất để không phải trải qua nghi thức “sang nhà, sang cát” cho người đã khuất, tránh thêm một lần đau thương nữa.

7. Cấm kỵ sau khi hạ huyệt

Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.

>> Xem ngay: Cách tính trùng tang, nhập mộ, thiên di chuẩn xác nhất.

8. Không nên sử dụng đồ của người đã mất

Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam thường tin rằng đồ dùng cá nhân của người đã qua đời sẽ mang theo âm khí và linh hồn của họ. Theo quan điểm này, việc sử dụng đồ của người quá cố có thể gây ra những tác động không tốt hoặc mang lại điều không may mắn do liên quan đến linh hồn của họ.

Do đó, theo quan niệm truyền thống, nhiều người tin rằng việc đem tất cả đồ dùng cá nhân của người đã mất đến đốt hoặc thả trôi sông, suối sẽ giúp linh hồn của họ được giải thoát hoặc không quay trở lại yêu cầu đồ của mình. Tuy nhiên, quyết định này cũng phụ thuộc vào quan điểm và tín ngưỡng riêng của mỗi gia đình và cá nhân.

9. Kiêng việc trùng bảy trong những ngày đốt bảy

Theo quan niệm tâm linh, nếu ngày đốt bảy trong chuỗi 49 ngày chạm ngày 7, 17, 27 âm lịch, có thể xem xét việc lùi lại lễ đốt sau 1 ngày để tránh vong hồn “phùng bảy có tai, trùng bảy gặp nạn.” Quan điểm này đề cập đến việc tránh những ngày có con số 7 trong âm lịch vì nó được coi là một thời điểm có thể mang theo những điều không may mắn hoặc tiềm ẩn rủi ro.

10. Trong thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ lòe loẹt

Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Thời xưa phải chịu tang 3 năm, bây giờ tuy đã rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên chú ý, không được mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát hò.

11. Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng

Trong thời gian con cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc Tết, đặc biệt là không đến chúc Tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem điều không may đến.

12. Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang

Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.

Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ

Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.

13. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng dự tang lễ

Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.

Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.

Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

14. Tránh sát sinh trong 49 ngày để tang

Khi bạn chưa biết nhà có tang kiêng gì thì hãy cân nhắc việc kiêng sát sinh trong 49 ngày để tang, nhằm tôn trọng và giúp linh hồn người đã qua đời được siêu thoát một cách nhanh chóng. Thực hiện điều này được cho là giúp tránh tạo thêm nghiệp cho người đã mất và hỗ trợ linh hồn họ tiến về nơi bình an một cách thuận lợi hơn.

15. Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

16. Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần

Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng thổ thần để xin phép được an táng người chết tại đây. Lễ cúng thổ thần gồm có trầu, rượu, vàng hương và đĩa xôi, thủ lợn, hay giò, gà… 

Tất cả được bày theo một án đặt theo chiều hướng thuận lợi.

Những điều cấm kỵ khi nhà có tang
Những điều cấm kỵ khi nhà có tang

Cúng thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo thì linh cữu mới được hạ huyệt. Để thêm phần long trọng, người đại diện tang lễ còn làm lễ, đọc văn tế…

17. Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ

Thời xưa, khi cha mẹ mất, con cái thường phải để tang ba năm. Trong thời gian đó, người ta kiêng không được lấy vợ, lấy chồng vì nếu không sẽ bị làng xã khinh rẻ vì tội bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên.

Ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước nhưng nhiều gia đình vẫn thường kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.

18. Vợ chồng kiêng quan hệ khi nhà mới có tang

Việc kiêng kỵ quan hệ khi trong nhà đang chịu tang là một quy ước truyền thống trong nhiều văn hóa. Quan niệm này nhấn mạnh việc duy trì sự tôn trọng và kính trọng đối với người đã qua đời, tránh tạo ra những tác động tiêu cực và không tôn trọng đối với linh hồn họ.

19. Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng

Việc cải táng (bốc mộ) luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại. Nếu gặp trường hợp như vậy phải lấp đất vào ngay, vài năm sau mới được cải táng.

Nhà có người mới mất nên kiêng ăn gì? 

Việc kiêng ăn sau khi nhà có người mới mất là một phần của nhiều truyền thống văn hóa khác nhau. Dưới đây là danh sách một số món ăn thường kiêng trong giai đoạn này:

Những điều cấm kỵ khi nhà có tang
Những điều cấm kỵ khi nhà có tang
  • Canh rau đay và mồng tơi: Theo quan niệm, canh chứa nhớt như rau đay và mồng tơi có thể khiến tang ma (hồn ma của người đã khuất) bị dính “dớp”.
  • Các loại cá da trơn, lươn, trạch: Một số loại cá như cá có da trơn, lươn, trạch cũng thường được kiêng ăn trong giai đoạn này.
  • Xôi vò: Việc ăn xôi vò được coi là sẽ mang lại sự rối rắm và khó khăn trong gia đình.
  • Thực đơn linh đình hoặc cỗ to: Việc tổ chức các bữa tiệc lớn, linh đình, cỗ tổ chức cũng thường được kiêng trong thời gian này.
  • Bún, phở: Có một số quan niệm cho rằng việc ăn bún, phở có thể không tốt sau khi nhà có tang.

Việc nên làm khi nhà có tang

Bên cạnh việc nhà có tang kiêng gì thì những điều gia đình nên thực hiện khi có người thân mất như sau:

  • Gia đình cần phải bình tĩnh, nén nỗi đau thương để có thể sắp xếp công việc cho người chết thuận lợi, đầy đủ.
  • Người thân tự tay lau rửa cho người mất bằng cách dùng nước ấm pha chút rượu gừng, cắt móng chân móng tay gói lại khi liệm cho vào trong áo quan. Tiếp đến là mặc cho người mất bộ quần áo mới, xếp thi hài lên giường nằm ngay ngắn, gối cao đầu, hai tay để lên bụng. Chuẩn bị thêm một ít gạo, muối, tiền thật cho vào túi nhỏ trong áo, trang điểm gương mặt tươi tắn.  
  • Trong lúc chờ nhập Liệm thì gia đình hãy dùng chiếc chăn mỏng đắp, buông màn che phủ người chết.
  • Với người ốm lâu ngày, cần chờ người thân ở xa về thì gia chủ nên mua đá sinh học hoặc thuê buồng lạnh bảo quản thi hài.
  • Đặt một bát cơm úp, hai chiếc đũa bông, luộc một quả trứng cắm vào bát cơm, thắp hương, hoa quả, nến.  
  • Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, bố trí bàn thờ và chỗ đặt quan tài hợp lý.
  • Làm đơn theo phép mai táng theo quy định từng địa phương.  

>> Xem ngay: Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì?

Những đối tượng kiêng đi đám tang

Không khí nơi tang lễ không chỉ trang nghiêm, buồn bã mà âm khí ở đây còn rất nặng nề. Lý do là người mất sẽ bốc lên hàn khí, làm cho môi trường xung quanh có nhiều hơi lạnh. Vậy nên không phải ai cũng có thể đi viếng đám tang được. Cụ thể những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang bị ốm hay trẻ em,… cần tránh tham gia thăm viếng. Bởi đây đều là những đối tượng có sức khỏe yếu, vía lại kém, rất dễ bị cảm lạnh.

Ngoài ra, tang lễ là nơi chứa đựng nhiều thương đau, mất mát, với những kiểu người kể trên lại thường có xu hướng bị ngất, lên huyết áp, tâm lý không ổn định,…nên rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Tuy nhiên, quan điểm này có thể thay đổi tùy thuộc vào vùng miền và truyền thống văn hóa cụ thể của từng nơi. Để hiểu rõ hơn về những món ăn để biết được nhà có tang kiêng gì, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ông bà lớn tuổi hoặc người có kinh nghiệm về các tục lệ, quan niệm trong vùng bạn sống.

Trên đây là tổng hợp về những điều nên tránh để bạn biết được nhà có tang kiêng gì, nhằm giúp bạn biết cách tránh những việc không may và mang lại sự an lành cho gia đình. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn và gia đình trải qua thời kỳ tang thương một cách bình yên.

2 những suy nghĩ trên “Chi tiết những điều cấm kỵ khi nhà có tang mà gia chủ nên biết 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *