Chắc hẳn có rất nhiều gia chủ thắc mắc vấn đề “ nhà có tang nên đi đám cưới không ?”. Ông bà ta có quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy nhà có tang nên hạn chế đi đám cưới vì có tang là sự kiện buồn thương sẽ ảnh hưởng đến không khí của buổi tiệc mà có thể mang đến xui xẻo. Mà thời đại hiện nay việc kiêng kị không còn như trước nên thực tế vẫn có để dự đám cưới nhưng cũng cần lưu ý một số điều. Cùng Công viên Thiên Đường tìm hiểu “nhà có tang nên đi đám cưới không?” dưới bài viết dưới đây nhé. 

Nhà có tang nên đi đám cưới không ? 
Nhà có tang nên đi đám cưới không ?

>> Xem ngay: Những kiêng kỵ khi nhà có tang mà bạn nên biết.

1. Nhà có tang nên đi đám cưới không ? 

Nhà có tang nên đi đám cưới không là thắc mắc chung của rất nhiều gia chủ. Thực tế thì không có một quy định, quy phạm nào bắt buộc nhà có tang không được đi đám cưới hết nhưng thông thường thì việc nhà có đại kỵ sẽ ít góp mặt trong các lễ lạt lớn nơi đại hỷ như vậy. Bởi lẽ phong tục lâu đời trong văn hóa kiêng kị điều xui xẻo. Tuy nhiên, không phải loại tang nào cũng kiêng không nên đi đám cưới.

Nhà có tang nên đi đám cưới không ? 
Nhà có tang nên đi đám cưới không ?

1.1 Nhà có tang bố, mẹ

Thông thường, nếu nhà có bố hoặc mẹ mất cần để tang ít nhất 3 năm, đây được xem là đại tang (tang bố, tang mẹ, vợ hoặc chồng) thì người trong gia đình sẽ kiêng không đi (hoặc theo một cách nào khác tránh tiếp xúc trực diện) chúc Tết, đến những nơi vui vẻ như hội hè, đám cưới, đầy tháng… vì cho rằng trong gia đình có người chết thì cả nhà đều nhuốm màu lạnh lẽo. Người ta không thể mang cái lạnh lẽo, xúi quẩy đến những nơi vui vẻ.

Gia đình bạn có tang mẹ, bạn vẫn đi đám cưới nhưng tránh mặt cô dâu, chú rể thì kỳ thực đó không phải mê tín dị đoan hay điều gì đáng buồn. Đây là một phong tục lâu đời, rất nhân văn, với ý muốn tránh mang những điều không may mắn đến với gia chủ. Cho nên bạn không nên buồn phiền, đau khổ, người ta cũng không thể chê trách gì được bạn.

>> Xem ngay: Nghi lễ cúng tuần thứ hai cho người mới mất.

1.2 Nhà có tang ông bà, anh chị em ruột.

Tang bố mẹ thường để tang 3 năm còn tang ông bà, anh chị em ruột để tang 1 năm. Vì vậy, với câu hỏi nhà có tang có đi đám cưới được không thì điều này sẽ phụ thuộc vào từng tập tục mỗi vùng miền.

Nếu bạn đang có tang cha hoặc mẹ, nhiều gia đình tổ chức đám cưới thường rất ngại khi tiếp đón. Bởi vì, nhà có cha hoặc mẹ mất thường mang sự xui xẻo, đau thương. 

Nhà có tang nên đi đám cưới không ? 
Nhà có tang nên đi đám cưới không ?

Ngược lại, nếu nhà có tang ông, bà, anh chị em ruột, bạn vẫn có thể tham dự đám cưới. Tuy nhiên, để không mang xui xẻo đến cho gia chủ, bạn nên tránh mặt cô dâu, chú rể. Đây là một phong tục lâu đời, nhằm hạn chế mang điều không may mắn đến với gia chủ. 

2. Nếu đi đám cưới khi nhà có tang thì nên kiêng kị điều gì?

Nếu bạn đã biết nhà có tang nên đi đám cưới không thì để tránh phạm phải những điều kỵ khi đi đám cưới. Hãy chú ý những điều dưới đây.

Hỏi ý kiến gia chủ trước khi tham dự

Gia đình người ta đang có hỷ, nhà mình lại đang có tang. Vì vậy, để tránh xảy ra những điều không hay bạn nên hỏi ý kiến gia chủ trước khi tham dự đám cưới. 

Tùy theo phong tục mỗi vùng miền, có thể gia chủ sẽ không muốn đón tiếp khách mời đang để tang. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ người quen đi hộ hoặc gửi quà mừng đến gia chủ.

Tham dự nhưng tránh gặp mặt cô dâu, chú rể

Trường hợp gia chủ rất thoải mái trong việc đón tiếp khách mời đang có tang nhà. Thì khi đến bữa tiệc, bạn vẫn nên chú ý không gặp mặt cô dâu, chú rể để tránh mang đến xui xẻo cho gia chủ.

Mặc trang phục phù hợp

Nhà đang có tang hạn chế mặc đồ quá sặc sỡ và cũng không nên mặc màu quá tối để tránh ảnh hưởng đến niềm vui nhà gia chủ. Đồ nhã nhặn, lịch sự là lựa chọn phù hợp nhất lúc này.

>> Xem ngay: Các nghi lễ truyền thống trong đám tang.

3. Câu hỏi liên quan đến chủ đề “Nhà có tang nên đám cưới không?

Dưới đây là một số vấn đề xoay quanh chủ đề “nhà có tang nên đi đám cưới không?” được nhiều người quan tâm.

Nhà có tang nên đi đám cưới không ? 
Nhà có tang nên đi đám cưới không ?

Nhà có tang thì kiêng đi đám cưới trong bao lâu?

Ngày nay, việc kiêng cữ đã không còn kỹ như ngày trước nữa. Cho nên tùy vào truyền thống gia đình, nếu nhà bạn xả tang ngay sau khi chôn cất hoặc sau 49 ngày, 1 năm, 3 năm… thì thời hạn kiêng đi đám cưới cũng dựa theo thời gian đó.

Có nên bê tráp khi đang để tang người thân không?

Không nên bê tráp khi bạn đang để tang người thân. Bởi vì hành động này sẽ gặp mặt trực tiếp cô dâu, chú rể. Điều này có thể mang điều xui xẻo tới lễ cưới.

Những ai không được đi đưa dâu? 

Người đang mang thai: Theo dân gian, bà bầu đi đưa dâu có thể gây rắc rối cho đám cưới. Đặc biệt, nếu mang thai bé gái, việc đưa dâu có thể gây mất duyên cho bé ngay từ trong bụng mẹ, dẫn đến khó lấy chồng. 

Những người đang để tang: Tang sự là biểu hiện sự mất mát, đau thương, nếu đi đưa dâu có thể mang đến xui xẻo cho gia chủ. Vì thế, theo phong tục, người đang để tang nên tránh đi đưa dâu. 

Có được tổ chức ăn hỏi khi nhà có tang không?

Nghi lễ ăn hỏi được gọi là lễ xin cưới gả, cô dâu, chú rể chưa phải là vợ chồng chính thức như đám cưới. Vì vậy, vẫn có thể tổ chức ăn hỏi khi nhà có tang. Tuy nhiên, gia đình nên tổ chức đơn giản, không nên tổ chức quá linh đình.

> Xem ngay: Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì 

4. Đám cưới chạy tang là gì?

Ngoài những câu hỏi liên quan đến nhà có tang nên đi đám cưới không? 

Ngày nay, để tránh những vấn đề rắc rối xảy ra khi nhà có đám tang. Gia đình có hỷ thường sẽ tổ chức “cưới chạy tang” nếu trong nhà đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc đã qua đời nhưng chưa phát tang.

Lúc này, nhà trai sẽ đem lễ vật sang  nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ ngày tốt, năm tốt. Đám cưới sẽ tổ chức nhỏ, nội bộ quan viên hai họ, gia đình hai bên với những người thân thiết nhất. Và hình thức cũng phải làm thật nhanh gọn.

Trên đây là một số lưu ý cho vấn đề nhà có tang nên đi đám cưới không? Tùy vào quan niệm của mỗi vùng miền, sẽ có những kiêng cử khác nhau cho câu hỏi này nhưng nhìn chung thì có các điểm cần lưu ý như trên. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ nắm rõ được thông tin cần thiết và đưa ra quyết định phù hợp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *