Hiện nay ở Nước ta, việc hỏa táng đã dần trở nên phổ biến hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên sau khi hỏa táng và thu về tro cốt, nhiều gia đình vẫn chưa có sự chuẩn bị về phương pháp xử lý tro cốt của người thân, có gia đình thì quyết định rải ra sông, biển. Có gia đình lại đưa về đặt bàn thờ, cũng có gia đình mang lên chùa, vậy cách làm nào mới đúng?. Việc xử lý tro cốt sau khi hỏa táng cũng giống như việc chôn cất thi hài người đã khuất, cần được xử lý cẩn thận để không ảnh hưởng tới phần âm của gia chủ. Vậy muốn biết tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì thì mời quý vị tham khảo bài viết sau.

1. Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì, có nên mang về nhà không?
Việc hỏa táng lấy cốt hoặc lấy tro đang đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, việc lưu giữ lại phần tro cốt này để thể hiện sự thương nhớ, lòng thành kính với tổ tiên, người thân khi sang thế giới bên kia. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc việc tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì? Có nên mang phần tro cốt về nhà không? Dưới đây là quan niệm thờ cúng gia chủ có thể tham khảo để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Đọc thêm: Cách tính trùng tang, nhập mộ, thiên di chuẩn xác.
Quan niệm thờ cúng tro cốt của các nước khác
Mỗi đất nước có quan niệm thờ cúng riêng, như các quốc gia khác thường thấy như:
Ở Trung Quốc, nhiều gia đình thường mang tro cốt rắc xuống biển, hay sông, một số thì mang lên rừng
Nhiều nước Đông Nam Á lại chọn chôn trong các nghĩa trang, hoa viên hoặc dưới cây lưu niệm, như Thái Lan, Philipin, Singapore
Ở Nhật Bản có nhiều ngôi chùa được xây dựng để lưu giữ tro cốt sau khi hỏa táng. Trong khi đó, ở Đài Loan đang sở hữu tòa tháp cao lên đến 20 tầng chuyên dùng để lưu trữ tro cốt và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
Theo quan niệm thờ cúng của nhà Phật
Để trả lời cho câu hỏi ” Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì?” thì Phật giáo quan niệm rằng sau khi chết, linh hồn của con người sẽ không còn tồn tại bên trong thể xác nữa. Lúc ấy, linh hồn sẽ xuất ra khỏi thể xác và tiếp tục đi vào vòng luân hồi, siêu thoát, đầu thai.
Cũng từ quan niệm đó cho nên những người theo đạo Phật tin rằng việc hỏa táng hay địa táng đều không ảnh hưởng đến phúc khí của người đã mất.
Còn về phần tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì thì Phật giáo có cái nhìn khá dễ chịu về vấn đề này. Tùy theo ý nguyện trước khi mất của người đó hoặc của gia đình thì có thể để tro cốt ở chùa, chôn ở mộ huyệt gia đình hoặc nghĩa trang chung của địa phương,…
Còn theo chuyên gia phong thủy, gia chủ không nên mang tro cốt về nhà thờ cúng. Điều này sẽ khiến ngôi nhà bị thiếu dương khí khiến âm hồn bất tán, các thành viên trong gia đình thường xuyên ốm đau, bệnh tật, không may mắn và không thuận lợi. Đồng thời cũng giúp cho linh hồn của người đã khuất ra đi thanh thản hơn.
Như vậy, theo quan niệm chung, là không nên mang tro cốt về nhà thờ cúng, tất nhiên có nhiều nhà vẫn mang về, tuy nhiên việc này hẳn là đã có sự tham khảo từ các bậc thầy phong thủy và các chuyên gia.
2. Nên đặt tro cốt sau khi hỏa táng ở đâu?
Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì? Tro cốt nên được đặt ở vị trí phù hợp với tâm linh để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Một số nơi phù hợp để đặt tro cốt là: chôn cất dưới đất, lưu trữ ở am thờ, gửi lên chùa, rải xuống đất hoặc rải xuống sông, biển.
2.1. Xây mộ chôn cất tro cốt
Từ ngày xưa, Việt Nam ta đã có truyền thống xây mộ chôn cất trực tiếp thi thể người mất. Tuy nhiên hiện nay, phong tục này đã không còn phù hợp do có quá nhiều thủ tục rườm rà, cũng như có nhiều vấn đề khác. Vì vậy, thay vì chôn cất trực tiếp thì người ta đã thay thế bằng việc hỏa táng trước rồi đem tro cốt sau khi hỏa táng chôn cất tại phần mộ gia tiên.
Cách này đang dần được ưa chuộng vì không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mộ phần mà còn giúp giản lược các quy trình cúng bái, thuận tiện cho gia đình hơn.
2.2. Lưu trữ tro cốt ở am thờ
Theo những ý kiến liên quan đến phong thủy, tro cốt sau khi hỏa táng mang nhiều âm khí có thể ảnh hưởng đến người sống. Vậy nên, việc lưu giữ tro cốt tại am thờ cũng là một lựa chọn hợp lý.
Lưu trữ tro cốt tại am thờ không làm ảnh hưởng đến phong thủy gia đình. Cách làm này không chỉ giúp gia đình thuận tiện trong việc thắp hương, thờ cúng mà còn thể hiện được sự tôn vinh với người đã khuất.
Đọc thêm: Cách đặt ảnh thờ cha mẹ ông bà đúng cách.
2.3. Gửi tro cốt lên chùa
Việc đặt tro cốt sau khi hỏa táng ở đâu không chỉ dựa vào quyết định của gia đình mà còn dựa theo nguyện vọng của người đã khuất.
Tro cốt sau khi hỏa táng còn có thể đem lên chùa như một giải pháp cầu siêu. Nếu người đã mất là một Phật tử, hoặc trong lúc lâm chung tâm tưởng hướng Phật. Thì việc hỏa táng xong đưa tro cốt lên chùa gửi là một điều nên thực hiện. Không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật khiến người ta có cảm giác siêu thoát và con cháu cũng cảm thấy nhẹ nhàng.
Thủ tục để đưa tro cốt sau khi hỏa táng lên chùa khá đơn giản, gia đình chỉ cần xin phép nhà chùa. Nhà chùa sẽ xác nhận lưu giữ thông tin cơ bản như tên, địa chỉ của người gửi tro cốt để gia đình giữ gìn.
2.4. Rải tro cốt xuống đất
Nếu người đã khuất có nhu cầu hay mong muốn khi mất được đưa về với thiên nhiên, đất mẹ. Gia đình cũng có thể rải tro cốt sau khi hỏa táng của người chết xuống đất để thực hiện nguyện vọng của họ.
Gia đình hãy tổ chức nghi lễ rải tro cốt tại khu vườn, sân nhà nơi vùng đất sạch sẽ, thoáng đãng hoặc khu rừng, cánh đồng nào đó mà người mất khi tại thế yêu cầu. Khi thực hiện rải tro cốt cần làm lần lượt từng người một. Người tham gia nên tỏ lòng từ bi, thể hiện tình cảm của mình với người đã khuất.
Tro cốt sau khi hỏa táng có thể dùng như một loại phân bón. Rải vào cây cối, vào đất đai trong nhà, trong vườn cây thân thuộc của gia đình. Có như thế thì ta luôn có cảm giác người đã mất luôn tồn tại, luôn hiện hữu quanh đây. Hành động này về mặt bản chất, cũng gần như việc địa táng đưa thân xác trở về cát bụi.
2.5. Rải tro cốt xuống sông, hồ, biển
Tro cốt sau khi hỏa táng được đem rải xuống sông, hồ, biển gọi là thủy táng. Tại một số nơi, người ta tin rằng thủy táng có thể giải thoát nỗi đau và giúp cho linh hồn người chết sớm siêu thoát.
Nghi thức tiến hành thủy táng cũng giống như rải tro cốt xuống đất. Sau khi rải tro cốt xong, gia đình, bạn bè có thể ngồi lại, chia sẻ tâm tư, tình cảm với người đã khuất hoặc tung cánh hoa thay cho lời biệt ly cuối cùng để đưa tiễn người mất.
Gia đình khi thực hiện nghi thức này hãy chú ý lựa chọn khu vực nước sạch, biển đẹp để linh hồn người chết được ra đi trong sạch sẽ, an yên. Không nên để lại bất kỳ vật phẩm nào gây ô nhiễm hoặc không tan trong nước. Chúng ta hãy thực hiện đưa tiễn người mất một cách văn minh để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.
3. Các nước xử lý tro cốt sau khi hỏa táng như thế nào?
Nhưng tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì, nên xử lý như thế nào? Trên thế giới có nhiều cách xử lý, cụ thể có nơi rắc tro cốt xuống rừng cây, sông, biển. Có nơi chôn xuống đất và trồng cây lưu niệm lên trên, có nơi chôn và dựng một tấm bia, nghĩa là rất nhiều cách. Quan trọng là ước muốn của người chết di chúc lại hoặc quyết định của thân nhân họ.
Ở Nhật Bản, từ năm 2006, có rất nhiều ngôi chùa đã tiến hành xây dựng một loạt các ngôi mộ trang nhã để có thể làm nơi lưu giữ tro cốt của những người đã qua đời. Khu vực Tokyo, có đến hơn 2.000 người đã khuất được lưu giữ tro cốt trong một ngôi mộ bằng gỗ, xây dựng khá kỳ công và bề thế có tên là Ruriden.
Được biết, bên trong ngôi mộ bằng gỗ được xây dựng kỳ công này có đến hơn 2.000 bức tượng Phật được thiết kế và chiếu sáng bằng đèn led. Bên trong mỗi bức tượng là một bộ tro cốt của 1 người đã khuất. Tại đây, thân nhân của người đã khuất sẽ được cấp cho 1 chiếc thẻ để vào ngôi mộ. Chỉ cần quẹt thẻ khi vào bên trong, bức tượng chứa tro cốt của người thân họ sẽ tự động sáng lên.
Ở khu vực miền Bắc của Đài Loan, có tòa tháp chứa tro cốt cao 20 tầng do một công ty dịch vụ tang lễ lớn hàng đầu thế giới điều hành. Được biết, bên trong tòa tháp này hiện đang chứa tro cốt của 400.000 người. Có thể thấy, việc chăm sóc tro cốt của người đã khuất là một trong những dịch vụ kinh doanh lớn, được khá nhiều người tin tưởng.
Ngoài ra, tại quốc gia này còn có thêm một dịch vụ khác đó chính là hỏa táng “xanh”, đây được xem là dịch vụ thân thiện với môi trường. Cụ thể, khi có người thân đã mất, gia đình sẽ áp dụng việc hỏa táng “xanh” là chôn cất tro cốt cùng với hoa, cây xanh hoặc thả ra biển tại những khu có quy hoạch. Ngoài ra, thân nhân của người đã khuất sẽ không thắp hương và cũng không dựng bia. Thống kê từ cơ quan chức năng nước này cho biết, trong những năm gần đây, số người chọn dịch vụ hỏa táng “xanh” tăng từ 0,47% (2008) lên đến 4,5% (hơn 7.700 người vào năm 2017).
Trên đây là toàn bộ nội dung của câu hỏi tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì để tránh phạm phải điều cấm kỵ. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích.