Chôn cất (địa táng) và hỏa táng là hai hình thức mai táng phổ biến nhất tại Việt Nam. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau chính vì vậy nhiều gia đình vẫn đang phân vân không biết nên an táng cho người thân của mình bằng phương thức nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể từng hình thức để quý vị có thể dễ dàng cân nhắc và lựa chọn chôn cất hay hỏa táng cho người thân của mình.
Khái niệm về chôn cất và hỏa táng
Chôn cất (địa táng)
Chôn cất hay địa táng là hình thức mai táng bằng cách chôn xác người mất xuống đất. Địa táng được chia làm 2 loại:
- Thứ nhất, chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ khi “mả động”, nghĩa là khi trong gia đình xảy ra sự cố gì bất trắc (có người ốm nặng, mất mùa, cửa nhà sa sút, chết bất đắc kỳ tử…), người ta mới phải cải táng.
- Thứ hai, chôn xuống đất một thời gian nhất định (tuỳ theo tập tục quy định), sau đó bắt buộc phải cải táng (tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lần nữa ở chỗ khác hay địa điểm cũ) lần này mới chôn vĩnh viễn.
Chôn cất hay địa táng là hình thức mai táng bằng cách chôn xác người mất xuống đất
Hỏa táng
Hỏa táng là phương pháp dùng lửa để thiêu thi hài của người đã mất. Hỏa táng chia thành 2 loại là hỏa táng toàn bộ và hỏa táng một phần. Hỏa táng toàn thiêu ra tro toàn bộ phần thi thể kể cả phần xương cốt, còn hỏa táng một phần thiêu nguyên xương tức để lại xương cốt mà chỉ thiêu phần da thịt bên ngoài.
Phần xương cốt hoặc tro cốt sau khi thiêu xong thì có thể để vào hũ tro cốt hoặc đem rải xuống sông, biển. Tập tục rải tro cốt xuống sông biển không tốt cho phong thuỷ của con cháu và chỉ nên áp dụng nếu mộ phần đó đã chôn quá lâu (cách trên 4 thế hệ), phần đất phong thuỷ quá xấu. Nếu như rải tro cốt của người vừa mất không lâu xuống sông biển thì cũng vô tình cắt đứt mối liên hệ tình cảm giữa con cháu và cha mẹ ông bà cũng như về lâu dài thì con cháu không còn quyến luyến tình cảm với dòng họ.
Nên chọn chôn cất hay hỏa táng cho người đã mất?
Nếu gia đình đang phân không biết nên chôn cất hay hỏa táng cho người thân của mình thì có thể dựa trên những yếu tố sau để đưa ra quyết định:
- Di nguyện của người đã khuất: Các thành viên trong gia đình làm theo di nguyện của một người về cách an táng sau khi người đó qua đời.
- Phong tục địa phương: Những phong tục này thường ảnh hưởng đến cách thức an táng người chết. Tương tự, ngày nay một người có thể chọn xử lý xác của người chết theo phong tục địa phương, miễn là phong tục ấy không trái với nguyên tắc xã hội.
- Quy định của luật pháp: Ở một vài nơi, chính quyền ban hành các luật về việc xử lý xác chết. Chẳng hạn, một số nơi đặt ra các quy định về địa điểm xử lý tro sau khi hỏa táng.
- Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức chôn cất và hỏa táng
Nên chọn chôn cất hay hỏa táng cho người đã mất?
Ưu điểm và nhược điểm của chôn cất (địa táng)
Ưu điểm
Người mất khi địa táng sẽ không bị nóng bởi hỏa, họ nhanh an tâm, nhanh tĩnh tâm tu hành ở cõi địa phủ để nhanh được đầu thai, họ nhanh hỗ trợ được con cháu. Sự liên kết về dạng sóng và thần thức sẽ giúp con cháu được an tâm và có nhiều thành tựu trong cuộc sống khi phong thủy mộ tốt. Đặc biệt ngôi mộ sẽ được phát khi gặp cuộc đất tốt và con cháu tâm đức tốt.
Nhược điểm
Con cháu sẽ phải vất vả về tiền của và đau khổ khi chứng kiến người thương yêu của mình ngày nào để bây giờ chỉ còn hình hài bộ xương khô trong bùn nước.
Ưu điểm và nhược điểm của hỏa táng
Ưu điểm
Hỏa táng mang lại sự tiện lợi cho con cháu vì về sau sẽ không phải làm thủ tục cải táng, sang cát cho người mất. Từ đó cũng tránh gây ra sự tốn kém và đau buồn cho gia đình.
Nhược điểm
Việc hỏa táng sẽ làm cho sự liên kết của xương cốt người mất không liên kết chặt chẽ với thần thức với con cháu nên đối với địa lý phong thủy thì nếu khi hỏa táng thì ngôi mộ đó sẽ không thể phát cho con cháu dù có đặt vào được khu đất tốt về phong thủy.
Linh hồn của người bị hỏa táng sẽ bị hỏa làm cho hồn siêu phách lạc, tâm luôn luôn bị nóng và đau đớn; việc này sẽ làm cho linh hồn không tĩnh tâm để tu đạo và nhanh được siêu thoát, việc linh hồn luôn luôn đau đớn vì hỏa thiêu sẽ làm cho con cháu bất an và khó khăn trong cuộc sống vì sự liên kết sóng bị nhiễm tạp đau khổ của người mất, sẽ không hỗ trợ con cháu được, lúc đó dù có phong thủy mộ tốt cũng không giúp được nhiều cho con cháu.
Những trường hợp nào nên hỏa táng
Chôn cất hay hỏa táng thì suy cho cùng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng có một số trường hợp gia đình nên chọn hình thức hỏa táng khi người bệnh chết phải dùng nhiều kháng sinh, hóa chất thì nên hỏa táng, vì có thổ táng thì không bao giờ tiêu được, bởi khi đó thân xác sẽ được bảo quản bởi hóa chất khi trị bệnh mà không tiêu, do đó không sạch và cũng không phát được. Lúc này cần hỏa táng và dùng pháp môn của Nhà Phật để cho linh hồn được siêu thoát và an tâm, không bị nóng làm cho hồn xiêu phách lạc.
Nên thổ táng cho người đã mất khi:
Người mất không bị bệnh và không phải điều trị nhiều kháng sinh, hóa chất. Tuy hình thức này có phần mất thời gian và vất vả hơn, nhưng nó lại thể hiện sự thương nhớ và tôn kính mà người đương thời dành cho người ra đi.
Quan niệm về chôn cất (địa táng) và hỏa táng trong các tôn giáo
Phật giáo
Sau khi chết, chúng ta nên chôn xác hay thiêu xác? Theo quan điểm nhà Phật rất rõ ràng, cái thấy biết của nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.
Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng về vấn đề chôn cất hay hỏa táng, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố Đất, Nước, Gió, Lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của người qua đời, là người thân mà ta thương yêu, chúng ta nên kính trọng. Tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng ta chẳng còn liên hệ gì với người đã chết.
Công giáo
Theo đạo Công giáo: Kinh Thánh không có chỉ dẫn cụ thể về việc hỏa táng, cũng không có mệnh lệnh liên quan đến việc chôn cất hoặc hỏa táng. Kinh Thánh cho biết một số tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời đã chôn cất người chết. Chẳng hạn, Áp-ra-ham đã rất nỗ lực để tìm một chỗ chôn cất vợ của ông là Sa-ra.—Sáng thế 23:2-20; 49:29-32.
Kinh Thánh cũng cho biết có những người trung thành đã thiêu xác của người chết. Chẳng hạn, khi vua Sau-lơ của Y-sơ-ra-ên và ba con trai ông bị tử trận các chiến binh trung thành của Y-sơ-ra-ên đã lấy lại xác của Sau-lơ và ba con trai ông, rồi đem đi thiêu và chôn cất xương (1 Sa-mu-ên 31:8-13).
Như vậy đối với hai tôn giáo lớn này thì hỏa táng hay chôn cất không làm ảnh hưởng gì đến tín ngưỡng thờ tự. Việc lựa chọn hỏa táng hay chôn cất tùy thuộc vào văn hóa địa phương, nhu cầu gia quyến hay mong ước của người đã mất.
Xem thêm: Tìm hiểu các hình thức mai táng phổ biến ở Việt Nam
Hy vọng những thắc mắc, phân vân xoay quanh việc nên chôn cất hay hỏa táng người mất của mọi người sẽ được giải đáp sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi!