Trong phong tục thờ cúng tâm linh của người Việt thì thờ cúng cho người mất là một nghi lễ  đặc biệt quan trọng không thể bỏ qua hay xem nhẹ. Đây là cách đưa tiễn người đã khuất về thế giới bên kia được xem là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong tang lễ nhằm thể hiện sự nuối tiếc, biết ơn cũng như kính trọng cho vong linh người thân đã khuất nơi vĩnh hằng. Vậy trả lời cho câu hỏi “Nghi thức cúng cơm là gì? Trong lễ cúng cơm người đã khuất cần chuẩn bị như thế nào?”, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách
Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách

>> Xem thêm: Tìm hiểu về lễ cúng 100 ngày cho người mới mất.

Nghi thức cúng cơm là gì?

Cúng cơm còn được gọi là lễ cúng Chúc Thực, bắt nguồn từ nghi lễ cúng người đã khuất theo truyền thống phương Đông. Nghi thức cúng cơm sẽ được thực hiện trong các bữa ăn gia đình trong vòng 100 ngày đầu sau sự ra đi của người thân. Nghi thức này được thực hiện chủ yếu tại gia đình, với mỗi bữa ăn chính của gia chủ mất người đều bao gồm một phần của nghi thức để cúng tế cho linh hồn của họ.

Lễ cúng cơm có ý nghĩa như thế nào?

Lễ cúng cơm là nghi thức cần thiết thực hiện khi có người thân trong gia đình mới mất, là nghi lễ quan trọng cần được thực hiện một cách chu đáo và cẩn thận.

Theo quan niệm từ xa xưa khi con người mới mất đi thì vong linh chưa ý thức được rằng mình đã mất mà vẫn còn quanh quẩn trong nhà chính vì lý do này mà người thân trong gia đình nên thực hiện cúng cơm hàng ngày nhằm khiến cho người mới cảm thấy an ủi được yên lòng, không quá bất ngờ với sự ra đi của mình.

Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách
Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách

Tùy theo tôn giáo, cơm cúng mà người ta sử dụng có thể là cơm chay hay cơm cúng mặn, và cả việc lựa chọn có đốt tiền vàng mã cho người mất hay không. Bữa cơm dâng lên không chỉ đầy đủ sắc vị, hình ảnh bát cơm úp đầy còn mang ý nghĩa thương tiếc, nhớ nhung người đã khuất, đồng thời thể hiện những điều chưa nói với người đã mất, mong muốn người thân ra đi sẽ rõ được tấm lòng của mình.

  • Báo hiếu và biết ơn: Cúng cơm thường được xem là một cách để người con bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã khuất. Đây là một hình thức thể hiện lòng tri ân đối với người đã khuất.
  • Tôn thờ và tâm linh: Cúng cơm là một hình thức duy trì nét đẹp tôn giao của mỗi gia đình. Nó thể hiện sự tôn vinh cho linh hồn của người đã mất và cầu nguyện cho họ. Đối với nhiều tôn giáo, cúng cơm còn mang ý nghĩa tôn thờ các vị thần hoặc linh hồn tổ tiên.
  • Duy trì truyền thống và văn hóa: Cúng cơm thường được thực hiện theo các truyền thống và nghi lễ cụ thể của mỗi vùng và tôn giáo. Nó giúp gia đình duy trì và kế thừa các giá trị văn hóa và truyền thống, tạo nên một liên kết mạnh mẽ giữa gia đình và tổ tiên.

Bên cạnh đó người nhà cũng sẽ khấn vái mong người khuất mặt phù hộ độ trì cho gia đình con cái hòa thuận bình an, nhiều may mắn thành công. Vì thế nên lễ cúng cơm hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng.

Cần chuẩn bị những gì trong lễ cúng cơm

Lễ cúng cơm cho người mới mất hằng ngày sẽ gồm 3 chén cơm trắng đặt ngang nhau, thức ăn, hương, hoa cúng, trà, trái cây.

Trong 3 chén cơm, chén ở giữa sẽ đơm đầy và đặt lên 1 đôi đũa nhằm thể hiện cho chén cơm của người thân mới mất, hai chén cơm hai bên sẽ đơm vơi hơn, tầm lưng chén và chỉ đặt một chiếc đũa, nhằm thể hiện đây là chén cơm cho cô hồn, với ý nghĩa để cô hồn không tranh mất thức ăn với vong linh người mới mất.

Nghi thức đặt 3 chén cơm ngang hàng, 1 chén cho người thân mới mất và 2 chén cho cô hồn không phải là nghi thức của riêng Phật giáo, đây là tín ngưỡng được truyền lại từ xưa, hầu hết các gia đình ở Việt Nam khi có người mới mất đều thực hiện theo nghi thức này.

Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách
Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách

>> Xem ngay: Sau 49 ngày người mất có về nhà hay không? 

Mâm lễ cúng cơm cho người mới mất sẽ cần chuẩn bị:

  • Cơm
  • Nước
  • Muối sạch
  • Trái cây

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm các món ăn đặc trưng của từng vùng miền, tuyệt đối không dùng đồ ăn cũ hoặc đồ ăn ôi thiu để cúng cơm, đây là điều đại kỵ khi cúng cơm hàng ngày.

Lễ cúng cơm cho người mới mất cần đặt trên một chiếc bàn nhỏ, đặt dưới bàn thờ khoảng 50cm, không đặt trực tiếp lên bàn thờ và tuyệt đối không đặt dưới đất, ngoài ra những lễ vật trên bàn thờ cũng cần đặt đúng vị trí, tránh phạm tới bề trên và người mới mất.

Những loại xôi mà gia chủ có thể sử dụng cho lễ cúng cơm là:

  • Xôi trắng
  • Xôi đỗ xanh
  • Bánh chưng

Tuyệt đối không dùng xôi đỗ đen hoặc xôi gấc.

Cúng cơm cho người mới mất như thế nào

Cách cúng cơm cho người mới mất như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố như tôn giáo, vùng miền, dân tộc… Dưới đây là một số cách phổ biến nhất mời quý gia chủ tham khảo:

Bài khấn đọc

Đối với bài khấn đọc, có rất nhiều cách khấn khác nhau. Người công giáo thì thường tổ chức các buổi đọc kinh cho người mất kéo dài rất nhiều ngày sau đó. Phật giáo có bài khấn riêng, tuy nhiên để biết chính xác nên đọc bài nào, các bạn hãy tìm sự giúp đỡ của một vị sư hiền đức nhé. 

Còn với những ai không theo đạo nào,cách khấn của họ rất đơn giản chỉ xin ông thổ công cho vong linh được vô nhà ăn cơm, chắp hai tay khấn bằng miệng không có mõ chiêng. 

Cúng cơm vong linh bao nhiêu ngày?

Theo quan niệm dân gian, một người qua đời thì khoảng 1 tuần sau đó (cúng thất đầu) gia quyến tổ chức cúng để hội tụ linh hồn cho người đã khuất. Trong giai đoạn thân trung ấm (35 – 49 ngày) là khoảng thời gian vong linh còn ở lại với gia đình thì nên cúng cho họ vì sau đó nếu cúng chỉ là cầu siêu cho người đã khuất. 

Nhất là sau 49 ngày, vong linh nếu đã vào địa ngục thì không giúp họ thoát ra được, chỉ có họ tự nhận thức cái sai, tự tìm cách hối cải mới có thể thay đổi được vận mệnh. Vì vậy, người nhà nên cúng cơm và đồ chạy, kèm theo đó là tụng kinh Chú Đại Bi để giảm tội lỗi người chết.

Người xưa quy định, khi có người qua đời, người nhà phải cúng cơm hằng ngày, trưa, chiều đủ 3 năm mới hết cúng. Ngày nay các Thầy cúng giảm chế bớt lý do con cháu thường xa nhà, nhà đơn chiếc, nên chỉ còn cúng cơm đến 100 ngày thì ngưng. Rồi đến cúng tiểu tường, tròn một năm đối cha mẹ, người thân qua đời.

Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách
Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách

Người Phật giáo, hoặc tu sĩ xuất gia thì việc cúng kiếng dành cho các tu sĩ có phần trịnh trọng hơn nhiều. Các đệ tử thay phiên lo việc cúng cơm, làm các việc báo ân Thầy Tổ, nên việc cúng cơm được duy trì đến 3 năm mới không còn cúng nữa.

Thực ra là 24 tháng là tới ngày cúng mãn khó, mãn tang, đại tường. Chúng ta cũng cần nên biết thêm việc tính ngày mãn tang, ngày giỗ chạp. Ngày cúng 100 ngày, cúng giáp năm, cúng mãn tang thì tính tháng nhuần, mặc dù có dư một tháng nhưng vẫn tính là 24 tháng, đám giỗ thì tính nhuần.

Cách bày cơm cúng vong

Thông thường, các gia đình sẽ làm bàn thờ riêng cho người mới mất, họ sẽ cúng cơm trong 100 ngày đầu. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng như sau: 

  • 3 bát cơm (Có nơi cúng 6 chén nhưng không được cúng 5 chén), bát được đặt theo hàng ngang, bát ở giữa đơm đầy nhất và đặt một đôi đũa để trên. Đây là bát dành cho người mới mất. 2 chén 2 bên thì hơi lưng và để mỗi bên 1 chiếc để mời Tả mạng thần quang, Hữu mạng thần quang. 2 bát này chỉ để mỗi bát một chiếc đũa, tuyệt đối không để 2 chiếc, nếu không cô hồn có thể tranh cơm với người mới mất.
  • 1 quả trứng đã được bóc sạch vỏ.
  • 1 ít muối trắng, sạch.
  • 1 bát canh có thìa.
  • 1 món ăn mặn mà người đó yêu thích lúc sinh thời.
  • 7 lát gừng nếu cúng cơm cho nam giới và 9 bát gừng nếu cúng cơm cho nữ giới.
  • 1 chén nước sạch.

Nếu không có trứng thì có thể bỏ qua, nhưng nhất định phải đủ cơm, muối và nước. 

Lễ khai yết hầu cho người mất

Trước khi cúng cơm cho người đã khuất, gia chủ không được quên thực hiện lễ khai yết hầu cho họ, giúp họ nhận thức, cảm nhận được cái lạnh, cái no, đói.

Theo quan niệm xưa, người đã mất chỉ còn là những hình bóng mơ hồ và nhẹ nhàng. Do đó, phải khai yết hầu thì họ mới có thể hấp thụ, nhận những món ăn mà người sống gửi cho.

3 ngày đầu tiên là thời gian quan trọng nhất để thực hiện lễ khai yết hầu cho người mới mất. Bởi lúc này, vong linh người đã khuất vẫn còn hiện hữu xung quanh nơi họ sinh sống.

Đặc biệt là với những người chết trẻ, những người còn nhiều vấn vương với cuộc sống nơi trần gian, lưu luyến tình cảm với các thành viên trong gia đình. 

Khai yết hầu sẽ giúp vong linh nhận thức được hương linh. Điều này giải thích vì sau khi cúng cần thắp hương. Vong linh của người mới qua đời sẽ cảm nhận được mùi hương, nhận ra đó là thức ăn dành cho mình, từ đó họ nhận ra sự ra đi của mình, không cảm thấy bất ngờ vì điều này.

Không cần phải làm mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần làm đơn giản, quan trọng nhất là sự thành tâm – điều này người đã mất cảm nhận được rất rõ.

Người mới mất cũng cần được cầu siêu trong khoảng 3 ngày sau khi mất. Cầu siêu sẽ giúp vong linh nhận thức rõ hơn về sự ra đi của mình, rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra và giúp họ chọn được con đúng đúng đắn nhất.

Theo quan niệm của người xưa, sau khi mất, người đã khuất sẽ đến một thế giới tốt đẹp hơn, sẽ được chọn tái sinh trong 3 cõi: Phật, Trời và người. Cầu siêu là một hình thức tiễn người đã mất đi đoạn đường cuối cùng, là việc làm sau cuối mà những người ở lại có thể giúp cho người đã mất trước khi đến với một miền đất mới.

>> Xem thêm: Nghi lễ cúng tuần thứ hai cho người mới mất.

Bài văn khấn khi làm lễ cúng cơm

NGUYỆN HƯƠNG

Tang chủ nguyện hương…, dâng hương…, lễ hương linh tam… bái, giai quỳ… (Tang chủ quỳ, dâng hương ngang trán vái tên người chết, cắm hương xong, lễ ba lạy và quỳ xuống)

THỈNH HƯƠNG LINH

Chân ngôn thần lực dẫn hương linh

Từ chốn u minh về dương thế

An toạ linh sàng để nghe kinh

Tang gia hiếu tử chí thành hiến dâng. O

THỈNH ĐỨC DI ĐÀ TIẾP DẪN

Nam mô nhất tâm phụng thỉnh

Sông mê dào dạt sóng tình

Biển đau lênh láng lệ mình khóc than

Muốn mau thoát khỏi trần gian

Hãy nên niệm Phật tiêu tan khổ nàn. O

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A-di-đà Phật, tay bưng sen vàng tiếp dẫn hương linh ………., pháp danh ………., mất ngày ………., hưởng dương/thọ ………. , hôm nay là ngày cúng cơm (thọ tang, bốn chín ngày, trăm ngày, giáp năm, hai năm), hương thơm ngào ngạt, triệu thỉnh hương linh, trở lại đàn tràng (gia đường), lễ Phật, nghe kinh.

Hương hoa thỉnh, hương hoa triệu thỉnh

Thân cử bước thênh thang

Tâm tự tại an nhàn

Tới lui không vướng mắc

Vượt thoát cảnh trần gian. O

THỈNH ĐỨC QUAN THẾ ÂM TIẾP DẪN

Nam mô nhất tâm phụng thỉnh

Đức Quán Âm tu hành nhiều kiếp

Với lời nguyện tha thiết độ sanh

Khắp muôn nơi cầu nguyện chí thành

Ngài ứng hiện muôn hình tế độ. O

Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ-tát, tay cầm nhành liễu, phóng hào quang tiếp dẫn hương linh ………., pháp danh ………., mất ngày ………., hưởng dương/thọ ………. tuổi, hôm nay là ngày cúng cơm (thọ tang, bốn chín ngày, trăm ngày, giáp năm, hai năm), hương thơm ngào ngạt, triệu thỉnh hương linh, trở lại đàn tràng (gia đường), lễ Phật, nghe kinh.

Hương hoa thỉnh, hương hoa triệu thỉnh

Hồn về dương thế

Phách ở nơi nao

Mau mau tỉnh ngộ

Vượt thoát trần lao.

THỈNH ĐỨC ĐỊA TẠNG TIẾP DẪN

Nam mô nhất tâm phụng thỉnh

U minh dứt hết ngục hình

Dương gian độ thoát chúng sanh không còn

Bồ đề nguyện lớn vuông tròn

Chứng nên Phật quả không còn tử sinh. O

Nam mô U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát, tay cầm tích trượng, phóng hào quang tiếp độ hương linh ………., pháp danh ………., mất ngày ………., hưởng dương/thọ ………. tuổi, hôm nay là ngày cúng cơm (thọ tang, bốn chín ngày, trăm ngày, giáp năm, hai năm), hương thơm ngào ngạt, triệu thỉnh hương linh, trở lại đàn tràng (gia đường), lễ Phật, nghe kinh.

Hương hoa thỉnh, hương hoa triệu thỉnh

Được nương nhờ oai thần chư Phật

Nay về đây nghe pháp nghe kinh

Hồn thiêng thụ hưởng linh đình

Nén hương, bát nước, ân tình cúng dâng.

CHÂM TRÀ LẦN I

Tang chủ thành tâm hiến trà cho hương linh…

Tang gia hiếu quyến lễ… tạ hương linh nhị… bái. OO

BA LẦN TRIỆU THỈNH

Hương hoa thỉnh, hương hoa triệu thỉnh

Nam mô nhất tâm triệu thỉnh

Tang chủ thành tâm bái thỉnh. Hương linh ơi nghe lời mời thỉnh… hương linh ơi nghe lời mời thỉnh… hương linh ơi nghe lời mời thỉnh… ba lần triệu thỉnh hương linh đã về, hồn thiêng an toạ linh sàng, tang chủ thành tâm thiết đàn hương hoa, cam lồ, pháp thực đủ đầy kính dâng.

DÂNG CƠM CÚNG

Tang chủ thành tâm dâng cơm.

(Tang chủ gắp thức ăn, mỗi thứ một ít để vào bát cơm, đôi đũa gác ngang và nâng ngang trán)

(Tuỳ theo trường hợp cúng cho cha mẹ, vợ chồng,… mà người chủ lễ chọn những phần sau đọc cho phù hợp)

  • Cúng cho cha mẹ:

Đây bát cơm đầy nặng ước mong

Cha (mẹ) ơi! Đây ngọc với đây lòng

Đây tình còn đọng trong tha thiết

Ân nghĩa sinh thành chưa trả xong.

  • Cúng cho vợ hoặc chồng:

Chim loan phụng từ xưa hoà hợp

Đàn sắt cầm bỗng đứt dây tơ

Âm dương xa cách đôi bờ

Bóng kia hình nọ bây giờ tìm đâu.

  • Cúng tổ tiên, ông bà, cô bác, anh chị:

Đây nền nhân, đây nhà nghĩa, do tổ tiên gầy dựng mà nên! Nọ lá ngọc, nọ cành vàng, bởi công đức chất chồng mà có.

Hiểu đạo nghĩa càng thêm thân thiết

Rõ bà con thương tiếc biết bao

Âm dương xa cách đớn đau

Giờ nương Tam Bảo sớm mau an nhàn.

CHÚ BIẾN THỰC

Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế. Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần) O

CHÚ BIẾN THUỶ

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án, tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần) O

CHÚ PHỔ CÚNG DƯỜNG

Án, nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần) O

(Tang chủ thành tâm để bát cơm xuống)

Sắc hương mỹ vị đầy hư không

Nguyện cho hương linh đều no đủ.

Nam mô Mỹ Hương Trai Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần) O

CHÂM TRÀ LẦN II

Cam lồ một giọt linh thiêng

Tiêu trừ đói khát triền miên

Mật ngôn mầu nhiệm hồn thiêng an lành.

Tang chủ thành tâm hiến trà cho hương linh…

Toàn gia hiếu quyến lễ… hương linh nhị… bái… OO

KHAI THỊ HƯƠNG LINH

Biển khổ mênh mông sóng nổi trôi

Muốn đến Bồ đề bờ giác ngộ

Nếu mà chưa từng nghe kinh pháp

Thì làm sao thoát khỏi luân hồi.

Nam mô Đa Bảo Như Lai

Nam mô Bảo Thắng Như Lai

Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai

Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai

Nam mô Ly Bố Uý Như Lai

Nam mô Cam Lồ Vương Như Lai

Nam mô A-di-đà Như Lai. O

QUY Y CHO HƯƠNG LINH

(Nếu hương linh quy y rồi thì khỏi)

Hương linh quay về nương tựa Phật

Hương linh quay về nương tựa Pháp

Hương linh quay về nương tựa Tăng.

Quay về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho hương linh.

Quay về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.

Quay về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.

SÁM HỐI CHO HƯƠNG LINH

Hương linh đã tạo bao nghiệp ác

Đều do vô thỉ tham, sân, si

Từ thân, miệng, ý phát sinh ra

Tất cả hương linh đều sám hối. O

OAI LỰC SỰ HƯỚNG NGUYỆN

Nguyện đều no đủ bỏ xan tham

Mau thoát u minh sinh Tịnh độ

Quy y Tam Bảo phát Bồ đề

Rồi sẽ đạt thành đạo vô thượng

Công đức đi về cõi vị lai

Tất cả hương linh cùng tiếp nhận. O

CHÂM TRÀ LẦN III

Tang chủ thành tâm hiến trà cho hương linh…

Toàn gia hiếu quyến lễ… hương linh nhị… bái. OO

CHÚ VÃNG SANH TỊNH ĐỘ

Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ. Đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ, a di rị đa, tỳ ca lan đế, a di rị đa, tỳ ca lan đa. Dà di nị, dà dà na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần) O

HỒI HƯỚNG

Nguyện sinh Tịnh độ Di-đà

Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình

Hoa khai ngộ pháp vô sanh

Cùng chư Bồ-tát bạn lành với ta

Nguyện đem công đức tạo ra

Hướng về tất cả gần xa hưởng nhờ

Con cùng muôn loại thân sơ

Đều thành Phật đạo đến bờ an vui. O

PHỤC NGUYỆN

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.

Tác đại chứng minh. O

Hôm nay ngày….. tháng….. năm….. có gia đình tang chủ thành tâm thiết lễ cúng cơm. Nguyện đem công đức hồi hướng cầu siêu cho hương linh (Họ tên ………., pháp danh ………., mất ngày ………., hưởng dương/thọ ………. tuổi), được phát tâm tỉnh giác, lìa chỗ tối tăm, xa rời đường dữ, tin sâu Tam Bảo, sinh về cõi Phật an vui. O

Thứ nguyện: Tâm chí thành dâng lên, nguyện cho hương linh, nghiệp chướng tiêu trừ, vãng sinh Tịnh độ. Lại nguyện cho toàn thể tang gia hiếu quyến, thân tâm an lạc, thường được kiết tường, xa lìa khổ ách. O

Khắp nguyện: Kẻ mất siêu thăng, người còn phúc lạc, âm dương lưỡng lợi, pháp giới nhân thiên, đồng thành Phật đạo.

Nam mô A-di-đà Phật. O

TIỄN ĐƯA HƯƠNG LINH

Hồn về Cực Lạc Tây phương

Ngát hương sen nở hào quang sáng ngời

Chắp tay vĩnh biệt cõi đời

Quán Âm, Thế Chí đón mời hồn đi. O

HOÀN TẤT

Tang chủ đứng dậy, lễ tạ hương linh tứ… bái… OOOO

Cúng cơm cho người đã khuất hàng ngày

Nam mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.
  • Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

Hôm nay là ngày…… tháng…… Năm………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………
Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,
Trước linh vị của: Hiển… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,
Họa mấy người sống tám, chín mươi,
Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.
Song vận số biết làm sao tránh được
Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh
Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:
Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.
Lại lo bề nghi thất, nghi gia
Cho sum họp trúc, mai mấy đóa
Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn
Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.
May nối được gia đường cơ chỉ,
Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề
Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,
Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;
Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,
Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.
Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.
Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.
Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc
Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.
Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.
Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:
Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.
Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói
Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.
Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh
Ai hay số mệnh!
Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.
Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.
Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm
Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:
Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.
Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.
Cầu anh linh phù hộ cháu con.
Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Những lưu ý khi làm lễ cúng cơm cho người mới mất

Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách
Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách

>> Xem ngay: Có nên thắp hương hàng ngày hay không?

Cách cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm, bởi họ không biết thường ngày cách cúng của họ đã đúng chưa. Cùng xem một số lưu ý khi cúng cơm dưới đây nhé.

  • Nghi thức trước khi cúng: Trước hết, gia chủ cần dọn nhà cửa sạch sẽ trước khi thắp hương, đọc bài văn cúng để thể hiện sự tôn trọng với những người đã mất.
  • Trang phục khi cúng lễ: Người đọc bài cúng cơm hàng ngày cho người mới mất và con cháu cần ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng, chỉnh tề, mặc đồ tối màu. Con cháu không được mặc quần ngắn, áo cộc tạo cảm giác thất lễ. 
  • Vị trí của mâm cúng cơm: Mâm cúng cơm cho người mới mất không nên được đặt trực tiếp lên bàn thờ của họ, và cũng không nên đặt mâm trên mặt đất. Do đó, nên chuẩn bị một chiếc bàn thấp hơn so với bàn thờ để đặt mâm cúng cơm. Khi đặt lễ cúng cơm cho người mới mất cúng lên bàn, cần cử ra người trông coi mâm cơm để tránh việc vật nuôi trong nhà đến gần và làm hỏng thức ăn, ngoài ra cũng không nên cho trẻ em đến gần vì nếu vô tình làm rơi thức ăn hay các đồ cúng trên mâm sẽ phạm tội với bề trên và người mới mất. Chú ý đặt bàn thờ phải đúng phong thủy, mâm cúng bài trí đúng hướng, cần kiểm tra vị trí của lư hương xem đã đúng hướng hay chưa, nếu chưa rõ những điều này, gia chủ có thể tham khảo ý kiến của thầy pháp chủ trì nghi lễ để biết chính xác.
  • Lau rửa bàn thờ: Trước khi đặt đồ thờ cúng lên bàn, bạn cần phải lau rửa bàn thờ bằng nước gừng.
  • Cung cấp đủ đồ trong 100 ngày: Trong suốt 100 ngày liên tục, bạn cần phải đảm bảo có đủ các thành phần cần thiết như cơm, muối, nước, và các nguyên liệu khác.
  • Thêm đồ ăn mặn sau 49 ngày: Sau 49 ngày, bạn có thể thêm đồ ăn mặn vào mâm cúng như rượu, thịt, và các món xào khác.
  • Không nêm nếm đồ ăn cúng: Đồ ăn cúng không nên được nêm nếm hoặc gia vị thêm vị.
  • Hương tàng sau khi cúng: Sau khi lễ cúng hoàn thành, gia chủ có thể đem đồ ăn xuống.
  • Không thắp hương cho món cúng cụ thể: Cần tránh thắp hương cho các món như xôi đậu đen, riêu ốc, riêu cua, thịt chó, thịt mèo và các món tương tự.
  • Trong quá trình đọc bài cúng: con cháu cần đứng phía sau người chủ lễ, hai tay chắp lại, để trước ngực, nhẹ nhàng nhắm mắt. Đồng thời, hãy thành tâm nghe đọc di huấn, không xôn xao, nói chuyện riêng hay làm việc riêng. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã mất. 

Những lưu ý này giúp duy trì tính linh thiêng của lễ cúng và tuân theo các phong tục truyền thống liên quan đến việc tôn trọng và sự thành kính đối với người đã khuất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nghi thức cúng cơm cho người mới mất, bạn có thể tham khảo để nắm rõ hơn các lưu ý trong quá trình thực hiện nghi lễ này. Trong khi thực hiện lễ cúng cơm cho người mới mất, điều cần thiết nhất vẫn là tấm lòng thành tâm của người còn sống, chính vì vậy hãy thực hiện nghi thức với cả tấm lòng thành của mình để hồi hướng, tích thêm công đức, giúp người đã khuất dễ dàng siêu thoát về thế giới bên kia hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *