Những gia đình hiện nay khi có người mới mất, việc lập bàn thờ vong là nghi thức rất quan trọng. Lập bàn thờ vong vừa thể hiện niềm tin tâm linh vừa là văn hoá phong tục của người Việt. Bàn thờ vong sau một thời gian thành lập thì sẽ cần sáp nhập vào bàn thờ gia tiên. Điều này sẽ giúp cho việc thờ cúng hằng ngày trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Vậy chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên như thế nào là đúng? Cần phải lưu ý đến những vấn đề nào? Nắm rõ những điều này sẽ giúp gia chủ thuận lợi chuyển bàn thờ vong. Mời quý gia chủ tham khảo bài viết sau đây.

Đọc thêm: Cách đặt ảnh thờ ông bà cha mẹ đúng cách.
1. Bàn thờ vong là gì?
Bàn thờ vong là bàn thờ được gia đình lập ra để thờ cúng và tưởng nhớ đến người thân vừa mới mất. Bàn thờ vong là nơi an vị của hương hồn vừa qua đời, hương hồn sẽ ngự nơi đây. Trên bàn thờ vong thường bày những thực phẩm, rượu nước, trái cây, nhang đèn nhằm giúp người mất cảm thấy no đủ và ấm cúng.
2. Vì sao phải lập bàn thờ vong?
Người Việt Nam từ xưa tới nay khi trong nhà có tang việc lập bàn thờ vong thể hiện tình thương của người ở lại dành cho người đã khuất. Đó cũng là một truyền thống văn hoá lâu đời, đã được giữ gìn từ đời này sang đời khác. Nhưng khi làm việc này không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc lập bàn thờ vong. Dưới đây là một số nguyên nhân chính tại sao lại có phong tục lập bàn thờ vong:
2.1 Giúp linh hồn nhẹ nhàng siêu thoát
Khi một người vừa mới qua đời, linh hồn của họ không lập tức đầu thai ngay mà phải ở trong thân trung ấm đủ 49 ngày. Trong 49 ngày, việc làm của gia đình hương linh sẽ có tác động rất lớn. Hương linh có đi đầu thai vào cảnh giới tốt hay xấu đều phụ thuộc vào hoạ phúc tích tụ trong thời gian này.
Vì vậy trong 49 ngày đầu, gia đình cần lập bàn thờ vong để người ra đi có nơi an trú, tránh trường hợp hương linh không có nơi nương tựa. Hàng ngày người thân trong gia đình phải cúng cơm và cầu nguyện cho hương hồn sớm được siêu thoát vào cảnh giới bình an
Song song với việc cầu nguyện, khuyên nhủ người mất ở bàn thờ vong, người thân cũng cần làm thêm việc từ thiện, công đức để hồi hướng phước báu cho người mất, giúp họ tăng trưởng công đức và dễ siêu thăng.
2.2 Thỉnh vong về dễ dàng
Việc lập bàn thờ vong ở nhà có thể giúp người thân cúng giỗ hoặc cầu nguyện và thỉnh vong về dễ dàng. Vong hồn khi được thỉnh về sẽ ngự ở linh vị để chứng giám cho các nghi lễ cúng bái, và lắng nghe lời kinh kệ, cầu nguyện của gia đình giúp cho sở cầu sở nguyện của người thân được linh ứng, thành tựu viên mãn.
2.3 Giúp thờ cúng hương linh được thuận tiện
Việc lập bàn thờ vong ở nhà giúp người thân thuận tiện trong việc bái lễ, cúng kiến như: cúng 49 ngày, cúng thất, cúng cơm… Người thân sẽ dễ dàng trong việc tổ chức cúng, bày biện ngay tại nhà mình.
Ngoài ra lập bàn thờ vong để thờ cúng còn thể hiện đạo lý tình thương cao đẹp giữa người còn dành cho người mất. Nhờ sự thành tâm dâng cúng của gia chủ mà hương hồn sẽ cảm nhận được tấm lòng chân thành của người còn sống. Vậy nên hương hồn sẽ gia hộ độ trì giúp cho gia đình luôn được bình an, khoẻ mạnh, tai qua nạn khỏi.
Đọc thêm: Có nên cắm hoa ly trên bàn thờ gia tiên không?
3. Bàn thờ vong để bao nhiêu lâu?
Rất nhiều người vẫn còn thắc mắc sau khi lập bàn thờ vong cho người mới mất thì bàn thờ vong để bao lâu là hợp lý? Từ xa xưa thì bàn thờ vong được thờ cúng trong 49 ngày, đến 27 tháng sau khi tổ chức lễ đại tường thì sẽ nhập linh vào bàn thờ gia tiên. Tuỳ vào phong tục của mỗi địa phương mà mọi người sẽ quyết định bàn thờ vong để bao lâu.
3 năm sau khi người mất được bốc mộ bát nhang, bàn thờ vong sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên. Sau lễ đàm tế thì bàn thờ người mới mất sẽ được loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đưa ảnh chân dung và đặt bát hương lên bàn thờ tổ tiên.
Trường hợp gia chủ không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ. Tuy vậy, có nơi chỉ cúng cơm đến 49 ngày (tức lễ chung thất). Sau đó, bàn thờ vong sau 49 ngày sẽ được chuyển bát hương lên bàn thờ gia tiên
4. Vì sao phải để bàn thờ vong trong 49 ngày?
Không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa, vấn đề của việc để bàn thờ vong trong 49 ngày. Để giải thích cho việc bàn thờ vong để bao lâu? Ta có thể lý giải thông qua quan niệm của nhà Phật và dân gian Việt Nam như sau:
Theo Phật giáo những người vừa mới mất sẽ ở trong dạng thần thức suốt 49 ngày, thần thức của người mất sẽ chịu sự phán xét về tội phúc trong 7 lần, cứ 7 ngày xem xét 1 lần. Vì thế thời gian quy định cho việc lập bàn thờ vong là trong vòng 49 ngày. Sau 49 ngày người mất sẽ theo nghiệp lành dữ của bản thân, cũng như công đức hồi hướng cầu nguyện của người thân mà sẽ đi tái sinh trong các cảnh giới khác nhau.
Theo quan niệm của dân gian, sau 49 ngày thì hương hồn sẽ đoàn tụ với tổ tiên ông bà nơi chín suối. Chính vì thế gia chủ cần giải bàn thờ vong sớm để hương hồn sớm được siêu thoát về nơi an dưỡng nghìn thu.
5. 4 bước lập bàn thờ vong cho người mới mất
Việc lập bàn thờ cho người mới mất là một nghi thức tâm linh. Vậy nên khi lập bàn thờ vong phải thật cẩn trọng, tuân thủ theo các quy tắc, phong tục để tránh mạo phạm đến vong hồn người đã khuất. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong việc lập bàn thờ vong:
Bước 1: Sắm sửa lễ vật cần thiết
Để chuẩn bị cho việc lập bàn thờ, gia chủ cần sắm sửa những đồ dùng như: Nhang đèn, bát hương, hoa quả, chén đựng trà, nước, bánh trái, bàn thờ, đèn dầu…
Nếu sợ thiếu sót trong khâu chuẩn bị, gia chủ có thể liên hệ với thầy cúng hoặc các dịch vụ tang lễ để được tư vấn, và được hỗ trợ mua sắm đồ cúng được chu đáo, tiết kiệm và đầy đủ.
Bước 2: Lập bàn thờ cho người mất
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, lễ vật rồi sẽ bắt đầu việc bài trí bàn thờ sao cho hợp lý, đúng với quy tắc truyền thống. Khi lập bàn thờ nên lựa chọn vị trí trong nhà có không gian thoáng đãng, sạch sẽ, dễ dàng cho việc bày biện đồ cúng và lễ bái.
Bước 3: Nhập vị cho người mất
Để hương hồn người mất không bị đi lang thang, người thân cần mời thầy về làm lễ thỉnh linh nhập vị. Sau khi làm lễ thỉnh linh, hương hồn người đã khuất sẽ được triệu hồi về gia đường và yên vị ở nơi bàn thờ vong trong suốt 49 ngày.
Bước 4: Cúng cơm cho người mất
Thực hiện nghi thức nhập vị xong gia chủ cần cúng cơm cho người đã mất. Vì sau khi nhập vị hương linh vẫn sẽ ở nhà, vì vậy người thân cần khấn nguyện gọi vong về và cúng cơm đầy đủ bữa để tỏ bày tấm lòng thành, sự thương nhớ, tri ân đến hương hồn vừa mới mất.
Quy tắc khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên
Thông thường thì sau 49 ngày, bàn thờ vong của người mất được chuyển lên bàn thờ gia tiên. Gia chủ sẽ cúng bái người mất cùng với tổ tiên và các thần linh trú ngụ tại đây. Lúc này, gia chủ sẽ không cúng mâm cơm mỗi bữa cho người đã mất nữa.
Việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên là thực sự cần thiết để giúp việc thờ cúng thuận lợi hơn. Và khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên thì gia chủ cần tuân thủ theo một số quy tắc cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo về mặt tâm linh, mang đến những điều tốt lành cho gia chủ. Cụ thể có thể kể đến như:
- Chọn ngày lành tháng tốt phù hợp để chuyển bàn thờ. Hãy chọn những ngày “sao tốt” và tránh đi những ngày “sao xấu”. Những thầy bói, thầy phong thuỷ sẽ giúp bạn điều này.
- Chuẩn bị mâm cơm cúng người đã mất tươm tất, đầy đủ. Bao gồm gà trống luộc, đĩa xôi, mâm ngũ quả, bình hoa, rượu trắng, bát nước, trầu cau têm sẵn (số lượng – 3), vàng mã (1 con ngựa đỏ, 1 con ngựa vàng, 1 bộ quần áo vàng, 1 bộ quần áo đỏ), nhang đèn.
- Chuẩn bị một bài sớ đầy đủ thông tin để sử dụng lúc khấn vái người đã mất để chuyển bàn thờ.
- Cúng bái theo quy định. Sau khi cúng gia chủ cần đốt hết vàng mã chuẩn bị + Rải gạo và muối đã cúng xung quanh nhà để trừ tà. Cuối cùng là chuyển bàn thờ vòng lên bàn thờ của tổ tiên. Cần chuyển lần lượt đồ đạc sau khi nhang đã tàn hết. Chuyển hình của người đã mất lên bàn thờ gia tiên trước.
Việc nắm những quy tắc này sẽ giúp việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên dễ dàng hơn. Tránh những vận xui có thể xảy đến đối với gia đình.
Khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên, gia chủ cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước nói đến ở trên. Đặc biệt là cần phải giữ một tâm thế thành kính, tôn trọng người đã khuất. Hạn chế hết mức có thể việc xê dịch các đồ đạc trên bàn thờ. Khi chuyển bát hương, hình thờ của người mất cần lau sạch cẩn thận. Riêng với bàn thờ vong không còn dùng đến thì hãy đem đi đốt thành tro. Còn bát hương cũ có thể chuyển lên bàn thờ gia tiên hoặc đem chôn đất.
Đọc thêm: Văn khấn bàn thờ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhà.
Ý nghĩa của việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên
Mỗi một công việc đều mang ý nghĩa riêng, đặc biệt đối với những công việc gắn liền với tâm linh luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với gia chủ. Chính vì vậy, tìm hiểu ý nghĩa của việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sẽ giúp gia chủ tìm được lòng tin, tín ngưỡng riêng của mình.
Đối với tín ngưỡng Phật Giáo
Trong niềm tin Phật Giáo luôn có một sự gắn kết mạnh mẽ với tâm linh, tín ngưỡng dân gian. Do đó là đa số chúng ta đều có xu hướng theo tín ngưỡng Phật Giáo. Mặc dù các tôn giáo khác luôn có những góc nhìn khác, nhưng Phật Giáo đặc biệt có những góc nhìn sát nhất với việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên.
Theo giáo lý Phật giáo, khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày không cần phải tổ chức quá trịnh trọng. Phật Giáo vẫn luôn khuyến khích Phật tử của mình luôn hướng thiện, làm những điều mình cho là đúng với lẽ phải, tự nhiên, tuân theo luật Nhân – Quả.
Chính vì vậy mà việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên đối với Phật Tử không cần quá phức tạp. Bạn có thể thực hiện với các bước đơn giản như lau chùi sạch sẽ, thành tâm, khi di chuyển thì nhẹ nhàng. Đồng thời, Phật tử cũng nên đọc kinh trước và sau khi chuyển bàn thờ.
Đối với góc nhìn dân gian Việt Nam
Dân gian luôn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Có lẽ vì thế mà chúng ta vẫn luôn thực hiện theo những bước đã được xác định riêng và được người xưa đúc kết lại. Bàn thờ lại là một trong những khu vực tránh xảy ra các điều không tốt, vì vậy nơi đây luôn đòi hỏi người di chuyển phải hướng thiện, đặt chữ “tâm” và chữ “hiếu” lên hàng đầu.
Trên đây là giải đáp thắc mắc mất bao lâu để chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên mà các gia chủ cần phải biết. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các gia chủ có thêm tư liệu để tham khảo thêm.