Lăng mộ là nơi yên nghỉ của người mất, là chốn linh thiêng của gia đình, dòng họ. Việc thiết kế lăng mộ ngoài các yếu tố về thẩm mỹ, chất lượng, công năng… thì phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy tắc phong thủy để đảm bảo sự yên nghỉ của người mất từ đó giữ vững cát tài lộc cho con cháu. Vậy sẽ có các gia chủ tự hỏi liệu xây dựng lăng mộ cần có những nguyên tắc gì hay phải làm sao cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho các nguyên tắc phong thủy trong xây mộ qua bài viết dưới đây.
1. Phong thủy lăng mộ là gì?
Phong thủy lăng mộ là phương pháp khoa học nghiên cứu sự tác động của khí (gió/ hướng) và từ trường (long mạch, thế đất) tác động đến phần mồ mả. Về lý thuyết khi xây dựng lăng mộ chuẩn phong thủy chúng ta thường chọn các địa điểm phía trước có sông ngòi, phía sau có núi đỡ, hai bên có thanh long bạch hổ, thế đất cao ráo, cỏ cây xanh tốt….vân vân
Trên thực tế hiện nay, điều kiện đất đai hạn chế nên việc tìm được một vị trí đất đẹp đáp ứng được các yêu cầu trong nguyên tắc phong thủy xây mộ, thuận tiện cho đi lại thăm viếng thực sự đã trở nên khó khăn. Các nhà thiết kế có kinh nghiệm và kiến thức thường dùng các vật phẩm/ hạng mục trong chính lăng để hạn chế hoặc phân tán các hướng xấu, các tà khí để đảm bảo sự an lành trong lăng mà thôi.
Đọc thêm: Cách chọn hướng và phong thủy mộ phần phù hợp với tuổi gia chủ
2. Các nguyên tắc phong thủy trong xây mộ chuẩn nhất.
Dưới đây là liệt kê một số nguyên tắc phong thủy trong xây mộ chuẩn nhất mời quý gia chủ tham khảo:
2.1: Tầm long – điểm huyệt theo thế núi, gò đồi.
Xét về “hình” và “thế” để tìm được huyệt cát chuẩn thì phải có thầy phong thủy tốt. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, long mạch thường bám theo chân núi hoặc gò đồi và chạy dọc uốn lượn theo thế núi gò đồi đó. Tại những này, đất đai thường màu mỡ, cây cối thường tốt tươi hơn so với các khu vực xung quanh do được hưởng sinh khí tốt – đây là những nơi nên xây dựng lăng mộ chuẩn phong thủy.
2.2: Đảm bảo trật tự ngôi thứ và ổn định sinh khí.
Trong một khu lăng mộ chúng ta không nên để quá 3 loại kích thước mộ để tránh sự lộn xộn. Thông thường ông/bà sẽ to nhất, đến bố/mẹ thứ nhì và con/cháu sẽ bằng nhau hết. Nếu nhất thiết phải có nhiều thứ bậc hãy giữ nguyên kích thước mộ nhưng thay đổi độ cao của mộ (1-2cm) để có khác biệt về mặt số đo nhưng không lộn xộn về cao thấp lô nhô.
Trong thiết kế xây dựng lăng mộ cũng không nên tạo quá nhiều đường đi trong nội bộ lăng, cần hạn chế việc đi lại quá nhiều làm xáo trộn sự yên nghỉ của gia tiên. Chỉ nên thắp hương/ hành lễ và ra về để bảo vệ sự tôn nghiêm.
2.3: Hóa giải hung khí và thúc đẩy tài vận.
Trong xây dựng lăng mộ, khi gặp phải các hình thế bất lợi như góc nhọn/ mái đao/ dòng nước… chiếu thẳng vào mộ thì người làm phong thủy hay thiết kế các hạng mục hóa giải đi. Các hình thức hóa giải khá phong phú như xây trụ tròn/ bồn hoa tròn để tán khí xấu, tạo các cung tên/ cánh cung dưới sân/ tạo bể nước phía trước để chấn… vân vân.
Đọc thêm: Hướng dẫn xem tuổi để xây sửa mộ cho người thân.
2.4: Đảm bảo thẩm mỹ và công năng sử dụng.
Nguyên tắc đối xứng và đồng dạng cần được đảm bảo để tạo ra sự gần gũi trong xây dựng lăng mộ. Theo đó, đồng nhất về thiết kế, mọi thứ như loại cây, số lượng cây, kiểu dáng và số lượng mộ… đều bằng nhau và giống nhau và đối xứng qua lối đi ở giữa để tạo ra sự hài hòa cân đối.. Về công năng, nên thiết kế đủ các vị trí hóa vàng, ghế nghỉ chân, bàn sắp lễ … nếu diện tích cho phép.
2.5: Nam tả – nữ hữu trong thiết kế vị trí mộ.
Theo quan niệm đó, người đàn ông thường nằm bên tay phải của chúng ta theo hướng đi vào (hướng đứng thắp hương), nghĩa là chúng ta đứng dưới chân các cụ thì cụ ông bên phải, cụ bà bên trái. Nói cách khác, phụ nữ luôn luôn nằm bên tay phải của người đàn ông.
Thanh Long, Bạch Hổ là biểu tượng song hành với quy tắc Nam tả Nữ hữu. Thanh Long, Bạch Hổ cũng giống như vai trò của đàn ông và đàn bà trong gia đình. Theo quan niệm xưa, bên trái tượng trưng cho Thanh Long, bên phải tượng trưng cho Bạch Hổ. Thông thường Bạch Hổ nằm bên phải sẽ được bố trí thấp hơn so với Thanh Long bên trái do Bạch Hổ có khí thế mạnh mẽ sẽ lấn át Thanh Long, làm mất cân đối trong phong thủy.
Đàn ông tượng trưng cho Thanh Long, ở bên trái, đàn bà tượng trưng cho Bạch Hổ, ở bên phải. Do đó, áp dụng quy tắc đặt mộ nam tả nữ hữu trong việc xây nhà cho người đã khuất cũng giống như phía của Thanh Long, Bạch Hổ trong quan niệm phong thủy.
3. Những điều cần tránh trong xây dựng lăng mộ phong thủy.
Về nguyên tắc phong thủy trong xây mộ thì có những lưu ý cần tránh sau đây:
3.1. Không nên đặt mộ tại những khu vực có cây to/ gió lớn.
Đây là những khu vực không tốt để làm mộ, cây lớn thường có dễ lớn có thể xâm nhập vào mộ. Khu cây lớn thường thu hút sấm sét, lá cây rơi rụng rất bẩn cũng không tốt cho mộ phần. Nếu cây lớn ở đầu mộ thì lại là một trong những đại kỵ.
3.2. Không nên đặt một tại những nơi ồn ào/ ngã ba đường.
Những nơi ồn ào náo nhiệt, những nơi hỗn tạp khí trường không thích hợp cho mộ phần vốn đòi hỏi sự yên tĩnh. Ngã ba cũng là nơi xung đột của các loại khí trường, nơi hút gió nếu đặt mộ tại đây sẽ làm suy yếu sinh khí.
3.3. Lựa chọn ngày lành tháng tốt để khởi công.
Đây là việc quan trọng, nên đi xem thầy để quyết định ngày động thổ. Các thầy phong thủy sẽ cho bạn biết ngày nào là ngày đẹp, họ là những người có kiến thức và am hiểu về quy luật vận hành vũ trụ với vạn vật xung quanh. Những ngày tốt là ngày có nhiều sao đẹp, những ngày ít bị tác động của môi trường bên ngoài đến con người.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cụ thể cho gia chủ biết những nguyên tắc phong thủy trong xây mộ chi tiết những điều cần biết, hy vọng mọi người có được thông tin tham khảo hữu ích nhất.
Đọc thêm: Nứt vỡ bia mộ là điềm báo gì? Cách khắc phục.