Cải táng mộ phần là giai đoạn cuối cùng trong việc mai táng người đã mất. Đây là một phong tục lâu đời của người Việt mang giá trị cốt lõi về tâm linh, truyền thống cũng như cách để con cháu trong gia đình thể hiện lòng tôn kính đối với người đã khuất. Vì vậy, cải táng mộ phần cần phải thực hiện cẩn thận và đúng quy trình để tránh gây ra động mộ. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về Cải táng mộ phần là gì? Và quy trình cải táng mộ phần một cách chi tiết nhất!
1. Cải táng mộ phần là gì?
Cải táng mộ phần là quá trình làm sạch phần hài cốt của người mất, không để hài cốt bị ngâm quá lâu trong nước bẩn và bị gỗ mục (hòm chôn lâu năm) đè lên.
Cải táng mộ phần là tiến hành làm cho thân thể sạch sẽ, không để người đã khuất bị ngâm quá lâu trong nước bẩn và bị gỗ mục (hòm chôn lâu năm) đè lên. Sau đó, di dời mộ phần của người thân trong gia đình quy tụ lại tại một khu đất mộ tộc hoặc hoa viên nghĩa trang, nhằm thuận tiện cho việc cúng kiếng và thăm viếng hằng năm.
2. Tại sao phải cải táng mộ phần?
Nguyên nhân phải cải táng mộ phần:
- Điều kiện kinh tế gia đình không đủ nên không có tiền chôn cất chu đáo, chỉ đóng tạm vài miếng ván gỗ.
- Phần đất nơi mộ của người mất có nhiều côn trùng lạ, kiến, nước ngập cũng cần phải tiến hành cải táng.
- Xét theo yếu tố mặt tâm linh, nếu thành viên trong gia đình thường xuyên đau bệnh, cây cối trồng xung quanh mộ khô héo, phần đất bị sụt xuống, khô cằn, thể hiện sự suy yếu, không may mắn thì phải di dời mộ sang phần đất khác ổn định hơn.
- Khi cần sự thăng tiến hơn trong kinh doanh, buôn bán, cầu mong công danh phú quý, thay đổi vận khí.
- Tìm được mảnh đất tươi tốt, hợp phong thủy hơn.
3. Quy trình cải táng mộ phần
Cải táng mộ phần là một nghi thức quan trọng vậy nên trong quá trình thực hiện cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng lưỡng và cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến hương linh người quá cố cũng như tài lộc của con cháu.
3.1 Tiến hành quan sát và thực hiện các thao tác kiểm tra mộ phần
Để cải táng mộ phần, người ta cần kiểm tra để chắc chắn rằng mộ đã chôn đủ thời gian và thích hợp để cải táng, hay mộ đã kết và tiêu hết thịt của người chết, đồng thời chắc chắn rằng mộ không phạm phải đại hung và dẫn tới những hậu vận không may.
3.2 Lựa chọn vị trí tốt để đặt mộ
Sau khi kiểm tra mộ phần có thể thực hiện cải táng, gia đình cần tìm một khu đất để làm nơi an nghỉ vĩnh viễn cho người thân, vì thế phải chọn nơi đất lành và hợp phong thủy gia tộc.
- Đất làm huyệt mộ: Đất phải mới, chưa từng bị chôn lấp và đào xới. Khí đất phải tươi tốt và rắn chắc. Đất vùng đồng bằng cần tươi mịn, có mùi thơm, đất đặc quánh, màu vàng nhạt hay nâu đậm, hoặc cùng màu với đất khu vực bản địa.
- Huyệt tốt: Khi đào lên có ít nước, nước trong và có mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng hoặc khó ngửi. Không chọn huyệt có đáy nước ngầm chảy xiết.
- Không gian phía trước huyệt: Huyệt mộ nên có phần phía trước rộng thoáng. Hoặc ít nhất phải có khoảng đất trống ngay phía trước.
- Hệ thống đường đi: Tránh các huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa, đâm xuyên hai bên, hoặc sát ngay phía sau. Nơi đặt mộ phải yên tĩnh.
- Huyệt ở vùng núi: Kiểm tra huyệt theo tiêu chí địa lý. Tốt nhất là mộ có “long hổ hai bên ôm lấy huyệt”, phần sau có “cao sơn che chắn”, phần trước có “minh đường thủy tụ”.
Lựa chọn vị trí tốt để đặt mộ
3.3 Lựa chọn thời điểm thích hợp để bốc mộ
Theo phong tục, người mất 3 năm thì cải táng được, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang. Vì thế, việc xây mộ cải táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng.
Tuy nhiên, hiện nay môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, nên có hiện tượng sau 3 năm xác người qua đời chưa phân hủy diễn ra khá phổ biến. Nhiều gia đình lựa chọn giải pháp để thời gian lâu hơn từ 4 đến 5 năm, có thể lên đến 7 năm để tránh hiện tượng trên.
Thời gian tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của người qua đời để tránh năm xung sát. Kiêng kỵ nhất vào các ngày Lục xung, lục hình,… nên chọn ngày Tam Hợp, Lục Hợp, Chí đức hợp,… sẽ mang lại nhiều may mắn.. Ngoài ra, còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà.
Dưới đây là một số ngày, giờ mà gia đình nên chú ý khi chuẩn bị cải táng:
Ngày ác sát: Các ngày Canh Tý – Giáp Tuất – Quý Mùi – Mậu Thìn – Ất Hợi – Mậu Dần.
Ngày thập ác đại bại: Canh Thìn – Ất, Tân Tỵ – Bính, Nhâm Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Sửu.
Ngày bạch hổ đại sát:
- Tuần Giáp Tý: Ngày Thìn, Tuất.
- Tuần Giáp Tuất: Ngày Đinh Sửu.
- Tuần Giáp Thân: Ngày Bính Tuất.
- Tuần Giáp Ngọ: Ngày Ất Mùi.
- Tuần Giáp Thìn: Ngày Quý Sửu.
- Tuần Giáp Dần: Ngày Nhâm Tuất.
Giờ thiên lôi: Ngày Giáp, Ất giờ Ngọ. Ngày Bính, Đinh giờ Tuất. Ngày Canh, Tân giờ Sửu. Ngày Nhâm, Quý giờ Mão.
Thiên sư sát theo giờ: Ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi giờ Thìn, giờ Hợi. Ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ Thìn, Dậu. Ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi giờ Thìn, Mùi.
Giờ không vong: Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu, ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ, ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ, ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần, ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu.
Ngày sát sư: Ngày Giáp Tý, Canh Ngọ. Ngày Bính Tý, Ất Mùi. Ngày Nhâm Tý: Không có lợi cho tất cả.
Ngày thập ác đại bại kiêng việc hung:
- Năm Giáp Kỷ – Tháng 3 – Ngày mậu Tuất. Tháng 7 – Ngày Quý Hợi. Tháng 10 ngày Bính Thân. Tháng 11 ngày Đinh Hợi.
- Năm Ất, Canh: Tháng 4 ngày Nhâm Thân. Tháng 9 ngày Ất Tỵ.
- Năm Mậu, Quý: Tháng 6 ngày Kỷ Sửu.
- Năm Bính, Thân: Tháng 3 ngày Tân Tỵ. Tháng 9 ngày Canh Thìn. Tháng 10 ngày Giáp Thìn.
- Năm Đinh, Nhâm không phải kiêng.
Tóm lại, dù là ngày và giờ nào thì cũng phải tiến hành vào ban đêm. Việc này để tránh cho xương cốt khi gặp ánh sáng hoặc ánh mặt trời sẽ bị đen đi.
3.4 Chuẩn bị lễ vật và dụng cụ để cải táng mộ phần
Những vật dụng cần chuẩn bị khi bốc mộ:
- 1 cái tiểu (Tùy thuộc vào điều kiện của gia đình để lựa chọn các vật liệu khác nhau như sành, sứ, đá, gỗ)
- 1 cái quách
- 1 miếng vải đỏ
- 1 tấm ni lông
- 1 chén nước vang
- 1 chai rượu
- 1 cái chậu để rửa hài cốt.
- Bạt che
Những vật dụng cần chuẩn bị khi bốc mộ
Đồ vật đặt vào tiểu quách:
- Giấy trang kim
- Vải bọc cốt
- Tiền cổ – đồng trinh
- Thất bảo
- Hoa cúc khô, hoặc hoa nhài khô
- Vải bọc tiểu
- Ngũ vị hương
- Đá thạch anh trắng trải dưới mộ, đá thạch anh ngũ sắc chèn quanh tiểu và trải một ít xuống mộ
- Tiền vàng âm phủ, tiền lẻ mới hiện tại.
Đồ cúng cần thiết cho lễ tại nghĩa trang – lễ trình Quan Thần Linh sở tại:
- 1 bộ đồ Quan Thần Linh: Áo, mũ, ủng
- Ngựa giấy
- 1000 vàng hoa đỏ, tiền giấy
- Trầu cau
- Thuốc
- Đèn, nế
- Rượi
- Muối, gạo
- Gà trống luộc nguyên con
- Xôi
- Gia đình có thể chuẩn bị thêm lễ cúng Tam sên gồm: Thịt lợn luộc, trứng vịt luộc, tôm khô bóc vỏ.
3.5 Tiến hành cải táng mộ phần
Khi ván Thiên (ván đậy trên nắp quan tài) được cậy ra, người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tẩy rửa âm khí. Sau đó, mới tiến hành lấy cốt, nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết. Nếu không có thuốc tiêu thịt thì ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót, sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang hoặc mang toàn bộ đi đến nhà tang lễ để hỏa táng).
Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu, có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là : sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.
Dùng nước Vang để lau rửa sạch xương cốt và tiểu quách, dùng vải sạch thấm khô Cốt.
Xếp các đồng tiền cổ (đồng trinh) vào trong đáy tiểu. Trải giấy trang kim kín trong lòng tiểu (dán kín giấy trang kim toàn bộ các mặt trong lòng tiểu), để lại khoảng 2-5 tờ trang kim về sau trải lên trên. Để mặt kim quay vào trong long tiểu.
Trải vải áo bọc cốt lên trang kim, để mở rộng ra sau đó xếp Xương Cốt thành hình lên vải áo. Có thể dùng một mảnh vải gấp lại để kê dưới xương sọ cho mặt hướng lên trên. Lưu ý phân biệt đầu và chân Tiểu, thường đầu có hình Thọ tròn còn chân có hình Thọ vuông.
Để thất bảo và lá vàng, bạc vào cùng xương cốt, rồi gấp vải áo lại, để hở mặt của cốt.
Đóng nắp Tiểu lại, trùm tấm vải gấm thêu hoa lên Tiểu rồi đặt vào trong Quách. Đặt theo đúng chiều đầu và chân của Quách.
Sử dụng các nêm gỗ đã chuẩn bị sẵn để cố định chắc chắn Tiểu trong Quách.
Cho đá thạch anh ngũ sắc vào quanh tiểu, khe giữa tiểu và quách. Có thể bớt lại 1/3 số đá Thạch Anh để về sau cho vào trong Huyệt trước khi lấp đất.
Cuối cùng cho hoa cúc khô hoặc nhài khô lên trên rồi đóng nắp Quách lại.
3.6 Lễ tạ mộ
Trước khi tạ mộ phải chuẩn bị, sắm toàn bộ lễ gồm có:
- Hương thơm Hoa tươi (hoa hồng đỏ): 10 bông. Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp.
- Trái cây: 1 mâm to.
- Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến).
- Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái 10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói) 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ.
- Phần mã : – 1 cây vàng hoa đỏ. – 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại…).
- Có 4 đĩa để tiền vàng riêng
- 1 đĩa để 3 đinh vàng lá,
- 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh vàng lá,
- 7 đinh xu tiền 1 đĩa có 9 đinh vàng lá,
- 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh xu tiền.
Sau khi con cháu đã chuẩn bị xong vật lễ để cúng tạ mộ thì một người con trai, cháu trai trong gia đình, dòng họ đứng ra để đọc văn khấn tạ mộ. Bài văn khấn này là một cách giúp những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ. Cũng giống với văn khấn tạ đất thì văn khấn khi làm lễ tạ mộ mới xây xong dưới đây sẽ giúp cho những người con, người cháu thể hiện được lòng biết ơn đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ.

4. Những điều cần lưu ý khi cải táng mộ phần
4.1 Khi cải táng mà thi hài chưa tiêu hết
Nếu mộ chưa tiêu hết thịt (chưa phân hủy hết), gia đình không nên cải táng mộ phần hay di dời mộ đi ngay lúc đó, mà nên đợi thêm một thời gian cho tiêu hết. Trường hợp này có thể là do gia đình đã chôn người chết ở khu đất có âm khí xấu hoặc người chết đã từng phải điều trị bệnh bằng thuốc Tây y và hóa chất.
4.2 Khi nào không nên cải táng?
Trong khi cải táng mộ phần, nếu gặp phải một trong những điều sau thì nên dừng ngay việc bốc mộ lại:
- Có rắn vàng trong mộ: Khi đào lên, nếu phát hiện có con rắn vàng ở trong mộ thì đây là mộ kết, là điềm tốt và ở vùng đất này thì điềm khí thịnh.
- Có dây leo quanh mộ: Khi mở nắp quan tài mà thấy có tơ hồng quấn quanh hay những giọt nước màu trắng sữa ở áo quan thì phải lấp lại ngay.
- Có hơi ấm từ mộ: Nếu có hơi ấm tỏa ra từ mộ mà trong huyệt lại khô ráo và không bị đọng nước thì đây là đất tốt, không nên di dời.
- Mộ kết: Mộ kết được cho là điều lành, điều may mắn và có thể đem đến cho gia đình, dòng họ sự thuận lợi khi trong làm ăn, sự hòa thuận và sức khỏe tốt. Mộ kết được hiểu là ngôi mộ mà trong đó, thi thể của người chết sau nhiều năm không phân hủy hoặc có chăng chỉ rất ít. Vậy nên không nên di chuyển
Xem thêm: Kim tĩnh lỗ huyệt là gì? Cách xây mộ kim tĩnh chuẩn phong thuỷ
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Cải táng mộ phần là gì? Quy trình cải táng mộ phần” mà chúng tôi đã tập hợp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với quý vị!